(Tiếp theo) - Từ phà Thủ Thiêm đi dọc theo bờ sông về phía Nam, theo đường Cây Bàng chúng ta đi qua nhiều cầu bắc qua các con rạch là cầu Ông Cậy, cầu phao số 5, cầu phao số 11, cầu phao số 13... mỗi địa danh ấy đều có xuất xứ từ những đặc điểm của địa hình.
< Vài ngày sau đó, mình lại vượt cầu Phú Mỹ, tiếp tục chuyến lang thang Thủ Thiêm.
Tên gọi Cây Bàng là vì trên đường dọc theo bờ sông này là những hàng cây bàng, vốn là loại rất gần gũi trong cuộc sống hàng ngày của những người nơi đây. Vào những buổi trưa người dân thường mắc võng dưới những tán bàng đầy bóng mát để nghỉ ngơi hay ngồi nhâm nhi cà phê hay một ít rượu đế.
< Từ dốc cầu Phú Mỹ, sau khi vượt qua 2 cây cầu mang tên Kỳ Hà sẽ gặp ngã 4 này: Vòng xoay Nguyễn Thị Định và đường vành đai phía Đông. Quẹo phải là ra phà Cát Lái, trái thì đi đại lộ Mai Chí Thọ - Còn chạy thẳng là đi đường vành đai 2, chỉ mới khánh thành trước đây một tháng.
Chiếc cầu Ông Cậy hiện nay được làm bằng xi măng cốt sắt vừa đủ rộng cho một chiếc xe chở hàng cỡ nhỏ chạy qua. Ông Cậy là tên gọi của cây cầu và cũng tên gọi của con rạch. Tên gọi này nguyên thủy là Ông Cai, nhưng lâu dần được đọc trại thành Ông Cậy. Cầu có thể do một viên quan thời Nguyễn có chức vụ là cai chỉ huy xây cất, nên cầu được gọi là cầu Ông Cai.
< Mình chạy thẳng nhưng gặp bảng cấm nên buộc phải đi theo chiều ngược lại theo bảng hướng dẫn. Đường vành đai 2 (trong) cũng tựa như con đường nối vào cầu Phú Mỹ: nó gồm 2 đường chạy song song với hai chiều riêng biệt.
Chỉ mới tuần trước, mình đã chạy con đường này vào giấc 9h tối để quẹo ra Nguyễn Duy Trinh: Đường Vành đai trong có đèn đường nhưng vắng teo, hiếm thấy bóng người.
< Cấm bên kia nhưng cho chạy bên này: vậy thì đi. Đoạn khởi đầu láng nhựa rất phẳng phiu, mỗi bên gồm 2 làn đường với dải đất rộng ngăn cách ở giữa.
Thời kháng chiến, đồn Giác Ngư, cầu Ông Cậy là những địa điểm đóng quân của Pháp, nơi đây Pháp đã từng nổ súng tấn công Việt Minh. Cầu Ông Cậy là nơi mà lính Tây dùng làm pháp trường để bắn chết rồi thả trôi sông những người đánh Tây ở vùng Thủ Thiêm bị chúng bắt được sau những cuộc bố ráp, đốt phá mà dân chúng Thủ Thiêm gọi là “bao bố nhìn mặt”...
< Từ bên này nhìn qua là đường song song phía bên kia, có vài chiếc xe cơ giới đang thi công hoàn thiện nền đường.
Cây cầu đầu tiên trong đoạn này có tên: Cầu Kỳ Hà 3, trùng tên với các cây cầu nhỏ dẫn lên cầu lớn Phú Mỹ, chỉ khác ở con số kèm theo như 1,2,3...
< Đường vành đai phía đông nối từ đường Đồng Văn Cống đến cầu Rạch Chiếc mới đã được thông xe ngày 30/8, sau 7 năm dự án được phê duyệt. Thông xe thôi chứ chưa khánh thành, do vậy: bây giờ lại cấm vài đoạn để... thi công tiếp.
< Qua hết cầu sẽ gặp mặt đường láng nhựa tạm, rải đá mi. Xe chạy ngang tung bụi mù. Bạn có để ý thấy điều gì không?
Ven lộ có trụ đèn đường nhưng không hề thấy cột điện: người ta cho ngầm hóa dây điện hết cả. Vậy nên phía trái ảnh có trụ bê tông lớn: sau này sẽ đặt bình biến áp cho khu dân cư đó thôi, hiện đại phải thế chứ!
< Gặp đường nối trở đầu và không còn bảng cấm, vậy là mình chạy qua làn đúng bên kia.
“Bao bố nhìn mặt” là thế này: Tây mua chuộc người địa phương, cho trùm bao bố lên đầu để dấu tung tích rồi cho ra nhìn mặt những người bị Tây bắt trong những cuộc lùng xét, người nào bị bao bố gật đầu thì bị cho đi “tắm” sông ở cầu Ông Cậy . Các xác chết được dân địa phương vớt lên, đem chôn rồi lập miễu thờ. Vì vậy, vùng đất dọc bờ sông có rất nhiều miễu thờ vong linh người chết.
< Cứ tầm vài trăm mét lại có đường thông ngang, khá tiện cho dân cư tại đây sau này.
Thủ Thiêm là vùng đất thấp, do vậy ta thấy viền đất đỏ hai bên: người ta phải đổ rất nhiều đất để tôn cao nền đường.
< Đến cây cầu thứ 2 mang tên cầu Bà Cua. Vùng đất Thủ Thiêm xưa nay là miệt sông nước mà.
Đây là cây cầu lớn do cả 2 đường riêng biệt đến khúc này nhập chung lại.
< Trời đất bao la. Dưới cầu là con rạch lớn nước chảy lặng lờ: một đầu đổ ra sông Đồng Nai tại Cát Lái, đầu kia nối vào sông Sàigòn tại Rạch Chiếc. Vậy nên rạch cũng có tên gọi là Rạch Chiếc.
< Hết cầu, đường Vành đai Trong lại tách riêng, cũng với dải đất rộng ở giữa. Trụ cao thế xa xa có vẻ là đường dây 500KVA.
< Hai bên đường vẫn là cỏ cây um tùm, thi thoảng lắm mới có ít nhà lưa thưa.
Các tên gọi bằng số (cầu phao 5, cầu phao 11, cầu phao 13) của các cây cầu tiếp theo là căn cứ vào tên gọi của các phao được đánh số từ ngoài sông. Tên gọi có từ thời Pháp khi các phao được thiết lập. Đi ngược lên phía Bắc, ta gặp cầu Cống, là tên gọi của chiếc cầu bắc qua con rạch đối diện với rạch Thị Nghè ở bên kia sông Sài Gòn. Cầu có tên là Cống đơn giản vì ở đấy có bắc cống cho nước chảy qua.
< Tiếp tục vượt một cây cầu nhỏ mang tên cầu Ngọn Ngay. Cạnh đó là các lán trại của CTy thi công đường.
Đa số những con rạch ở đây có tên gọi dính liền với thiên nhiên như rạch Lá, rạch Cá Trê Lớn, rạch Cá Trê Nhỏ, rạch Bần Cụt, xẻo Ông Rái, rạch Ngọn Én hay tên của những người sống lâu năm ở đó như mương Bà Bằng...
< Rồi giao lộ đường Vành đai Trong - Nguyễn Duy Trinh xuất hiện.
Bảng hướng dẫn ghi: rẽ phải là vào cảng Phú Hữu (1.6km), rẽ trái là đi Nguyễn Thị Định (3km) còn chạy thẳng thì vô đường liên phường (1.5km), mình chạy thẳng do tối tuần trước, bọn mình cũng chạy đến đây và rẽ trái rồi (vào đó 'ăn vặt đêm').
< Ở giao lộ này vẫn còn là công trình ngổn ngang. Tương lai sẽ là vòng xoay giao lộ vành đai phía Đông - Nguyễn Duy Trinh với các cầu dẫn nổi đi các hướng, trong đó có cầu nối vào cao tốc Long Thành.
< Cầu vượt của đường cao tốc Long Thành đây. Một đầu cao tốc sẽ nối vào đại lộ Mai Chí Thọ, vượt qua thị trấn Long Thành với đầu kia nối vào ngã 3 (ngã 4) Dầu Giây.
Chạy ngang gầm dưới: mình có cảm tưởng rằng nó hơi thấp - Đường vành đai dưới này rộng lớn, xe container chạy rất có thể... đụng gầm. Nhưng có lẽ người ta đã tính chi ly đâu đó hết rồi: đường 'liên phường' không xe bự, chỉ có 'đường bự'.
< Đường vẫn thênh thang, ít người. Hai bên lưa thưa nhà dân, vậy nhưng những khoảnh đất trống rộng lớn đã có quy hoạch tính toán hết rồi đấy, toàn là đất dự án - chỉ đợi phát triển cộng $ là thi nhau mọc lên ầm ầm.
... Rạch Lá được gọi như thế vì đơn giản đó là con rạch có nhiều lá dừa nước hai bên bờ. Rạch Cá Trê Lớn và Cá Trê Nhỏ được gọi như thế là vì ngày xưa ở hai con rạch này có nhiều cá trê. Hai con rạch được phân biệt với nhau hai chữ Lớn và Nhỏ.
< Phía xa là khu căn hộ The Eastern cao sừng sửng. Cạnh đó có các dự án Villa Park, Godora Villa... đã hoàn thiện: chờ những gia đình trung lưu... móc ví vào ở thôi.
Ở đây “Lớn” hay “Nhỏ” không phải vì hai con rạch ấy lớn nhỏ khác nhau, cũng không phải vì cá trê ở rạch này lớn hơn cá trê của rạch kia, mà đơn giản là vì người ta gọi tên con rạch này là Cá Trê, rạch thứ hai cũng có nhiều cá trê, cũng được gọi rạch Cá Trê, và thế là để phân biệt, con rạch đầu tiên mang tên cá Trê được gọi là Lớn, con thứ hai được gọi là Nhỏ. Bây giờ, trên giao thông, người ta gọi là Cá Trê I và Cá Trê II...
< Đến giao lộ có vòng xoay lớn kế tiếp: Quẹo phải thì vô đường Bưng Ông Thoàn (1km), còn rẽ trái đi đường Đỗ Xuân Hợp (1.5km) cũng là đường vô khu căn hộ The Eastern.
... Riêng rạch Bần Cụt được mang tên của loài cây vùng ngập nước như đã viết ở trên.
< Bùng binh đây, xa xa là các khu nhà đẹp của những dự án như Riviera Cove, KDC Nam Long, Hưng Phú, Kiến Á, dự án Phú Nhuận...
Tương lai sẽ sáng sủa nhưng hiện giờ thì chưa.
< Hai bên đường là cỏ và bụi um tùm, mình thích loại cỏ cao quá đầu người và có bông trắng ngà: trông hay hay.
Mấy pa thích săn ảnh cùng người mẫu cứ qua quận 2 sẽ có khối chỗ có hậu cảnh đẹp và... hoang vắng. Chính xác nơi thì chịu khó tìm nhé, mình chỉ chung chung do rất nhiều (cũng đừng đổ thừa cha nụi Điền xúi dại).
< Còn 'nàng mẫu' của mình đây. 'Nửa kia' vẫn lơn tơn bách bộ giữa đường (chả có xe nào đâu) gần đó.
Rạch Ngọn Én nằm sâu trong lõi của đất Thủ Thiêm. Nơi đây trước đây có rất nhiều én. Trên vùng đất hoang sơ, trên những rặng bần san sát, từng bầy én đậu kín cả vùng. Hiện nay, én vẫn còn tụ lại ở đây làm tổ, sinh sôi nẩy nở dù con người đã có tác động nhiều đến vùng đất này.
< Chán rồi thì lên xe phi tiếp, lúc này đã quá 17h30, trời đầy mây nhưng không mưa. À, chưa mưa thì đúng hơn.
Ngoài tên gọi theo tự nhiên, rạch ở Thủ Thiêm còn gọi theo tên của những di tích, công trình tôn giáo, tên người gắn liền với vùng đất này như rạch Bảng Đỏ, rạch Miễu Cây Dương, rạch Ông Cậy. Rạch Bảng Đỏ có tên gọi như vậy vì ở đầu con rạch đó có một biển màu đỏ làm tín hiệu giao thông, đảm bảo an toàn giao thông đường thủy. Xẻo Ông Rái vốn trước đây là một con lạch có rất nhiều rái cá. Lâu ngày người dân lập miễu thờ, trở thành xẻo Ông Rái.
< Chạy thêm một đỗi dài lại gặp tiếp cây cầu mang tên 'Cầu Kinh Một Tấn'.
Có dây giăng ngang không cho xe chạy (dắt bộ thì ok), trụ đèn đường vẫn còn kéo dài một vài trăm mét phía trước và... hết đường. Nói rõ hơn là 'hết đường đã được thi công. Người ta vẫn đang làm tiếp cho đến khi nào gặp xa lộ Hà Nội mới thôi.
Lúc này trời tối sầm và bắt đầu đổ mưa nên mình quay về.
< Trở đầu xe qua làn đường bên kia, trời đã lất phất nhiều hạt nhưng lười khoát áo mưa.
Rạch Cửa Lớn bắt nguồn từ sông Sài Gòn, nằm giáp ranh giữa phường An Lợi Đông và phường Bình Khánh (trước cầu Cá Trê 1). Cửa là lối vào của kênh, rạch. Vị trí giáp với các con sông. Lớn vì cửa của con rạch này lớn hơn cửa của các con rạch khác trong vùng. Vì vậy, người dân gọi nơi đây là rạch Cửa Lớn để phân biệt với các con rạch khác ở Thủ Thiêm...
< Đến đoạn giao lộ Nguyễn Duy Trinh, ta thấy rõ người ta đang thi công các chân cầu dẫn, cầu vượt. Vị trí nơi này tại đây >
Mưa lúc này nặng hạt hơn nên mình rẽ phải vào Nguyễn Duy Trinh. Đây là con đường hướng về Giồng Ông Tố, nhỏ thôi nhưng xôm tụ lắm với nhiều quán ngon nhưng rẻ.
< Mưa đổ ào khiến mình vội tấp qua lề trái, nơi đó có quán cháo vịt bình dân.
Quán khá đông khách, mùi gỏi thơm lừng. Vậy là gọi 2 tô cháo + dĩa gỏi vịt + chai bia Sàigòn đỏ.
Chưa đói nhưng ăn ngon, phê lắm! Giá chỉ 70k cho tất cả.
< Hết 'măm' thì cũng vừa là lúc hết mưa: vậy là tiếp tục chạy theo đường này...
... Còn tên gọi Xóm Chùa vì trong xóm đó có ngôi chùa Đông Hưng - xóm Đình vì ở đó có ngôi đình An Khánh. Xóm Than vì dưới thời Pháp thuộc, trên bờ sông Sài Gòn, đối diện với xưởng Ba Son, Pháp cho lập một kho chứa than để cung cấp than đá cho các tàu hơi nước và để sử dụng trong hoạt động sửa chữa tàu thủy của hãng Ba Son. Xóm Than ngày nay nằm ở khu vực miễu Cây Dương, phường An Khánh.
< Chỉ ghé vào đây mua bánh tiêu, dầu cháo quẩy. Quẩy ở nơi ni (ngay góc rẽ vào đường số 40) đặc biệt ngon và giòn, to hơn gấp đôi các thứ quẩy thường thấy, giá chỉ 3k/cái.
Các địa danh của Thủ Thiêm nói lên cuộc sống sông nước, hòa hợp với thiên nhiên của cư dân. Những tên gọi mộc mạc hẳn sẽ sống mãi với con người thành phố, với vùng sông nước Thủ Thiêm.
< Ra đại lộ Mai Chí Thọ ngồi thưởng thức (đại lộ này thoáng, đẹp, có nhiều bồn cây cảnh), sau đó bọn mình lên cầu Thủ Thiêm ngắm cảnh đêm.
Trong ảnh là khu Saigon Pearl chụp từ trên cầu với các tòa nhà Sapphire, Topaz, Ruby lung linh trong đêm với mép sông là khu villa.
Địa điểm nơi này tại đây >
(Nhấn ảnh hay Open new tab để xem hình lớn hơn).
< Quá 20h, mình trở ngược lại rồi chạy ra công viên đầu hầm phía Thủ Thiêm: do ngày cuối tuần nên khá đông.
Một số dự án lớn tại Thủ Thiêm hiện nay đang khởi động trong lúc dấu hiệu phục hồi kinh tế đã xuất hiện, các nhà đầu tư cũ và mới bắt đầu nhòm ngó lại Thủ Thiêm. Có lẽ rằng không xa: phát triển Thủ Thiêm sẽ khởi sắc trở lại để hình thành một “phố Đông”, một khu đô thị hiện đại ngay cạnh trung tâm sầm uất nhất nước.
< Đông phía ngoài, còn ở trong công viên lại khá yên tĩnh.
Đến đây, bạn có thể dựng xe ven lề, khóa cổ rồi đi dạo thong dong. Phía sông thường có gió nhiều, lạnh. Trong công viên vắng hơn, giờ tưới cây tự động tầm 18h30 (nước phun là... chạy!), mùa này có nhiều muỗi đấy nha, có thể xức soffell chống bọn 'oanh tạc cơ' ni.
Đây chỉ là một chuyến lang bang với một góc rất nhỏ vì thành phố ta rộng lớn vô cùng, lắm chốn để đi vào cuối ngày hay cuối tuần.
Hẹn gặp bạn lại những chuyến 'con con' sau vậy nhé.
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3
(Bài viết có tham khảo thông tin từ Thuthiem.hochiminhcity.gov và vài nguồn khác)
-
vietnam motorbike tours Loop Bike Tours là 1 dịch vụ đã thổi 1 làng gió mới cho du lịch việt nam
Trả lờiXóa