Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Ngã Ba Biên Giới A Pa Chải

A Pa Chải là ngã ba biên giới Việt Nam, Lào và Trung Quốc, thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Đây là nơi được mệnh danh “một con gà gáy cả ba nước đều nghe”, nằm trên đỉnh Khoang La San, cách Hà Nội hơn 750 km. Nằm ở độ cao 1864 m so với mực nước biển, nơi đây tập trung chủ yếu người dân tộc Hà Nhì và một số dân tộc thiểu số khác.

A Pa Chải nằm ở độ cao 1864 m so với mực nước biển. Đây là nơi sinh sống của người dân tộc Hà Nhì và một số dân tộc thiểu số khác. Theo tiếng Hà Nhì A Pa Chải có nghĩa là “vùng đất bằng phẳng, rộng lớn”. Nằm trên đỉnh núi Khoang La San với tọa độ 22°23'53"N 102°8'51"E, A Pa Chải còn là địa danh gắn liền với cột mốc số 0, ngã ba biên giới đặc biệt của 3 nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc.

Từ thành phố Điện Biên Phủ có nhiều cách để lên A Pa Chải. Cung đường được nhiều người lựa chọn nhất là đi qua Mường Chà - Mường Nhé - Chung Chải - Đồn biên phòng 405 Leng Su Sìn - Tả Kho Khừ - Đồn Biên Phòng 317 A Pa Chải. Tuyến này có tổng chiều dài gần 280 km và ôtô đi thẳng.
Dulichgo
Từ đây để lên được ngã ba biên giới, ngoài trang bị những vật dụng và đồ dùng cần thiết, bạn cần phải được sự đồng ý và cấp giấy phép của bộ chỉ huy biên phòng Điện Biên. Điều thú vị khi chinh phục cực Tây Tổ quốc là thay vì bạn phải thuê người bản địa dẫn đường như khi leo lên đỉnh nóc nhà Đông Dương, thì sẽ được các chiến sĩ của đồn biên phòng 317 làm hoa tiêu chỉ lối.

Theo đường chim bay từ đồn 317 đến cột mốc số 0 cao 1.864 m chỉ khoảng 5 km, nhưng bạn phải bộ hành tới hơn 15 cây số với 4 tiếng băng rừng, vượt suối mới đến được nơi. Xuyên suốt hành trình không thể thiếu những câu chuyện đi đường như không có hồi kết của chiến sĩ hoa tiêu, để rồi khi vẫn còn đang vẩn vơ theo lời kể thì ngã ba biên giới đã ở ngay trước mắt. Niềm vui vỡ òa và mọi mệt mỏi tan biến khi đối diện là cột mốc số 0 có 3 cạnh trên đỉnh Khoan La San hùng vĩ.

Cột mốc được cắm vào ngày 27/6/2005. Toàn bộ cột mốc được làm bằng đá granit, được cắm trên bệ cắm hình lục giác, ngoài cùng là khối vuông với diện tích 5×5 mét.

Cột mốc cao 2 mét với 3 mặt quay về 3 hướng, bên trên mỗi mặt là tên nước bằng tiếng quốc ngữ và quốc huy riêng của mỗi quốc gia. Đến đây bạn sẽ chứng kiến nghi thức chào và kiểm tra mốc số 0 của các chiến sĩ đồn biên phòng A Pa Chải.
Dulichgo
Ngày nay, A Pa Chải không còn là một địa danh xa lạ, rất nhiều đoàn khách từ khắp nơi đã tìm đến nơi đây để có thể trải nghiệm những cảm giác mới lạ. Năm 2010, A Pa Chải đã đón gần 1.000 lượt khách tham quan. Trong số đó, phần lớn du khách là người trẻ thích khám phá, mạo hiểm. Bên cạnh đó, A Pa Chải sở hữu khu rừng nguyên sinh hoang sơ với hệ động thực vật đa dạng, cùng nét văn hóa đặc trưng của người dân tộc thiểu số.

Theo Taybacsen Travel
Du lịch, GO!

Mùa rau rừng xứ Lạng

Đọt Sau sau.
(ANTĐ) - Tháng ba đã qua nhưng vẫn còn sót lại  sắc đỏ của hoa gạo  vương trên những cành cây vươn cao. Vừa đi vừa nhớ đến câu ca dao “Tay cầm bầu rượu nắm nem” mà nghĩ đến rượu Mẫu Sơn nổi tiếng nhâm nhi với nem xứ Lạng. Nhưng thứ mà chúng tôi mong chờ lại là ngọn sau sau chấm mẻ om thịt hộp. Và kết quả là lại được thưởng thức vịt quay với rau rừng.

Đường Quốc lộ số 1 từ Hà Nội lên Lạng Sơn chỉ có gần 200km nhưng cũng mất tới hơn 3 tiếng đồng hồ. Quãng đường từ Bắc Giang lên Lạng Sơn sau vài năm chịu tải của hàng triệu chuyến xe tải chở nông sản lên biên giới xuất khẩu khiến mặt đường không còn êm như ru.

Bù lại, những khúc quanh co chạy song song với đường sắt và núi non trùng điệp khiến cho khung cảnh hai bên đường khá nên thơ. Cứ mỗi khi xuân về, cây sau sau - loài cây thân gỗ có lá gần giống với lá phong xứ ôn đới lại đâm chồi nảy lộc. Người Lạng Sơn hái những chồi non này về rửa sạch và ăn chấm với mẻ om. Món chấm này cũng thật đặc biệt, mẻ được lọc kỹ cho ra nước trắng đục sánh, cà chua chưng lên rồi đổ lẫn mẻ và một chút thịt hộp, nêm mắm muối gia vị vừa miệng thế là đã có một bát mẻ chưng thơm lừng.

Ngồng hoa cải làn.
Ngọn sau sau chứa nhiều chất tannin nên có vị chát thơm gần giống quả trám trắng. Khi chấm ngọn sau sau với sốt mẻ, vị chát của lá hòa quyện với vị chua chua của mẻ, ngầy ngậy của thịt hộp thành một món ăn vô cùng thú vị. Món ăn tưởng chừng đơn giản ấy nhưng khi đã thưởng thức một lần vào mùa xuân thì nhất định xuân năm sau lại tìm đến Lạng Sơn. Thế nhưng, cái năm nhuận đã khiến cho mùa xuân qua nhanh hơn, đến Lạng Sơn khi đã qua mùa sau sau và lại đúng mùa rau rừng xanh mơn mởn.
Dulichgo
Nói đến rau của Lạng Sơn hẳn nhiều người nghĩ đến cải làn, thứ rau cải có thân mập tròn. Trong một số bộ phim về Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, những nhà hàng nổi tiếng ngày đó thường có món cao lầu và thịt bò xào cải làn. Quả đúng là cải làn xứ Lạng xào lên giòn, xào lẫn cả thân, lá và ngồng hoa. Cải có vị ngọt chứ không đắng nhẹ như cải mèo Mộc Châu. Cuối xuân, cải trổ ngồng hoa vàng rộm.

Rau bò khai.
Nếu ngồng cải làn xào với thịt bò thì ngồng cải lại chỉ luộc chấm mắm. Vị ngọt của ngồng cải lăn có hương vị thanh, ngọt nhẹ, dễ ăn. Trong hàng loạt đặc sản trên đời này “Cải ngồng non – Chim ra giàng – Gà mái ghẹ” thì ngồng cải được xếp trên cả chim và gà.

Có 2  loại rau rừng chỉ có nhiều nhất và ngon nhất vào mùa này là bò khai và rau ngót rừng. Rau bò khai mọc hoang ven rừng và trên núi đá vôi có độ cao từ 100 – 150m. Cây bò khai leo bằng tua và còn có tên là Dạ Yến. Với người dân tộc Tày thì loại rau này ngon nên chỉ hái về ăn chứ nhất định không bán. Kinh tế thị trường đã đưa rau bò khai đến với người tiêu dùng. Rau bò khai được ngắt từng đoạn ngắn, xào với thịt bò. Rau ăn giòn sần sật, nhai có vị bùi, lẫn với vị béo của thịt bò. Rau bò khai không chỉ là thứ rau rừng ngon miệng, mà trong Đông y còn là vị thuốc. Ăn rau bò khai bổ thận, lợi tiểu, làm tan sỏi và chất đóng cặn. Cái tên bò khai ban đầu bị “chém gió” là mọc ven rừng, bò đi tiểu vào nên có mùi khai,  ăn rau này xong nước tiểu có mùi khai. Nên nhiều người gọi với tên thi vị hơn “dạ yến”.

Rau ngót rừng.
Thứ rau rừng ngon nhất chỉ có ở cuối xuân chính là rau ngót rừng. Rau ngót rừng là loại cây thân gỗ, mùa đông cây rụng hết lá, trơ cành khẳng khiu. Xuân sang, cây bắt đầu đâm chồi nảy lộc, tháng 3, tháng 4 là thời điểm thu hái ngọn và hoa rau ngót rừng.
Dulichgo
Ngót rừng không cần chế biến nhiều, chỉ cần tuốt lá, lấy cả những cọng non cho vào nấu canh với thịt lợn băm. Rất cần bỏ thêm mấy ngồng hoa và tuyệt đối không cho mì chính để tận hưởng vị ngọt tự nhiên của rau. Rau ngót rừng khi được hái về thường bó thành từng mớ nhỏ ngắn chỉ gang tay, phải rất nhẹ tay để lá non khỏi nát, rửa cũng nhẹ tay. Khi ăn lá rau mềm ngọt, cọng rau bùi và ngồng hoa thì có li ti những hoa nhỏ. Loài rau này mỗi năm chỉ có một mùa ngắn.

Theo Lê Hồng Quang (An Ninh Thủ Đô), ảnh internet
Du lịch, GO!

Thang Hen quyến rũ

(TTO) - Không nổi tiếng như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, khu Pác Bó… nhưng hồ Thang Hen lại có nét quyến rũ rất riêng, hớp hồn những ai đã từng tới Cao Bằng - mảnh đất cuối trời đông bắc của Tổ quốc.

Từ TP Cao Bằng, theo quốc lộ 3 về phía đông bắc khoảng 20km rồi rẽ vào tỉnh lộ 205 hơn 10km nữa là chúng ta sẽ tới được hồ Thăng Hen. Nằm ở xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, với độ cao 1.500-1.700m so với mực nước biển, hồ Thăng Hen thuộc vào loại hồ nước ngọt tự nhiên trên núi cao nhất VN, từng được những người đam mê du lịch bình chọn là một trong 10 hồ nước tự nhiên trên núi đẹp nhất VN.

Bốn mùa tuyệt sắc

Hồ nằm giữa một cánh rừng già với những thân cây cổ thụ vươn mình từ trên các vách đá cheo leo tỏa bóng xuống mặt nước trong xanh. Khu rừng bên hồ bạt ngàn những loài nghiến, trám đen, trám trắng, nhiều cây có tuổi đời vài trăm năm mà phải 2-3 người ôm mới hết vòng gốc. Nhiều loài lan rừng tuyệt đẹp cũng có thể tìm thấy ở đây.

Từng đi Cao Bằng vài ba lần vào những thời điểm khác nhau và lần nào cũng đều tới hồ Thăng Hen cho bằng được, chúng tôi đã cảm nhận sự biến đổi cảnh sắc đất trời nơi đây. Khi mùa xuân đến, những thảm hoa dại khoe sắc bạt ngàn bên hồ, để mùa hạ tới nước hồ mênh mông giữa tán rừng già xanh thẳm. Lúc thu sang, đông tới, mặt hồ xanh biếc như viên ngọc bích khổng lồ trên núi.
Dulichgo
Vào mùa hạ, khi nước hồ tràn đầy nhất, mặt hồ căng mình ra rộng khoảng 400m và dài thoai thoải hình thoi hơn 1.200m. Điều thú vị mà chúng tôi được biết, tuy có diện tích không quá lớn nhưng ngày nào hồ cũng có hai đợt thủy triều lên và xuống. Mùa hè trong các đợt mưa lũ, nước các sông hồ ở miền núi thường đỏ ngầu, nhưng hồ Thăng Hen vẫn trong xanh bất định.

Thu sang, đông tới, nước hồ cạn đi nhiều, lúc này chỗ sâu nhất chỉ khoảng 5m. Nhưng cảnh sắc hiện ra thật tuyệt vời. Cả lòng hồ phẳng lặng như một tấm gương khổng lồ soi chiếu núi rừng, mây trời. Tấm gương ấy xanh biếc như viên ngọc bích khổng lồ giữa đất trời, khiến chúng tôi hay bao người đã say đắm. Đây là một thắng cảnh vẫn còn giữ được nguyên nét hoang sơ bình lặng của vùng đất cuối trời đông bắc. Khi mùa xuân đến, những vạt hoa dại, hoa ngũ sắc bung nở ven hồ càng khiến lòng ta mê say.

Đi dạo quanh hồ giữa những vạt hoa dại chạy tít vào tận lòng thung lũng khiến cho lòng người lữ khách bỗng trào dâng niềm bồi hồi, xao xuyến. Khi nước hồ xuống thấp, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một phía góc hồ có những bờ vực đá nhô lên cao, có chỗ tới 30m sừng sững vô cùng hùng vĩ.

Đi thuyền, câu cá 
ở hồ Thăng Hen

Nếu ai đã từng tới đây vào mùa hè thì đừng bỏ lỡ một chuyến du thuyền trên mặt nước. Đi thuyền trên hồ sẽ cho ta có cảm giác như đang ở đáy của một chiếc chảo khổng lồ. Bốn phía xung quanh đều là những núi đá tai mèo và tán rừng già bịt kín vô tình tạo ra thành chảo.

Buổi sáng, từ đỉnh núi cao nhất ở đây, phóng tầm mắt xuống lòng hồ có thể thấy những đám mây lướt qua hệt như những dải lụa trắng tung bay trong gió. Chúng tôi được anh Hà Văn Bân, một người lái thuyền chở khách ở đây, kể cho nghe về những điều mà ít ai biết. Theo anh Bân, đồng bào Tày gọi Thăng Hen bởi nó có nghĩa là đuôi ong. Nếu đứng từ trên đỉnh núi nhìn xuống bao quát toàn cảnh, hồ có hình dạng y hệt đuôi một con ong.

Hiện nay hồ Thăng Hen vẫn còn nhiều loài cá quý hiếm. Nhiều “cần thủ” nổi tiếng đến từ TP Cao Bằng, thậm chí ở Hà Nội lên, đã câu và bắt được cá cháy, cá anh vũ, bò râu, bống bớp ở hồ này. Theo người dân địa phương, cá ở hồ Thăng Hen lớn rất nhanh bởi chúng được sống dưới môi trường trong lành, mặt hồ được bao quanh bởi những thảm thực vật dày, đó chính là nguồn thức ăn dồi dào, phong phú.
Dulichgo
Nếu muốn thưởng thức các món ăn đặc sản từ hồ, du khách có thể vào nhà dân bản Tày nơi đây để nhờ nấu. Các món như cá rầm xanh om trám đen, cá anh vũ xào ớt hay tôm núi kho me... thưởng thức với rượu ngô sẽ cực kỳ hấp dẫn. Do còn ít được biết tới nên hồ Thăng Hen mới giữ được nguyên vẻ hoang sơ, bình yên. Nhưng có lẽ trong tương lai không xa, nơi đây sẽ trở thành một điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng thu hút đông đảo du khách.

Hi vọng sự bùng nổ du lịch đem lại cho bà con, địa phương nguồn lợi từ du lịch sẽ không đồng thời cướp đi vẻ đẹp vốn có mà thiên nhiên đã ban tặng cho Thăng Hen.

Truyền thuyết hồ Thăng Hen

Theo truyền thuyết dân gian, ngày xưa ở Cao Bằng có một chàng trai tên Sung thông minh tuấn tú. Chàng thi đỗ làm quan và được vua ban thưởng bảy ngày vinh quy bái tổ. Về quê, chàng kết hôn cùng nàng Boóc xinh đẹp. Mải quyến luyến bên người vợ xinh đẹp vừa mới cưới, chàng quên mất ngày trở về kinh đô. Đến đêm thứ bảy chàng mới sực nhớ, vội chia tay vợ và bố mẹ chạy về kinh. Giữa đêm tối trong rừng hoang, chàng chạy được 36 bước chân thì ngã đập đầu vào núi rồi chết.

36 bước chân của chàng trai ấy bây giờ tạo thành 36 cái hồ lớn, nhỏ với những tên gọi khác nhau theo tiếng địa phương thuộc huyện Trà Lĩnh. Và tương truyền nơi chàng nằm xuống chính là hồ Thăng Hen bây giờ.

Theo Thu Hường, Thúy Quỳnh (Dulich Tuoitre)
Du lịch, GO!

Thang Hen: hồ nước kỳ lạ
Bình yên hồ Thang Hen

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Lãng đãng Sìn Hồ

Lai Châu có nhiều vùng đất còn chất chứa những điều khá bí ẩn, trong đó có Sìn Hồ. Khám phá những cung đường, vượt qua đèo mây, những con dốc cao hun hút bằng xe máy là cách mà nhiều bạn trẻ lựa chọn để đến với vùng cao này.

Thị trấn Sìn Hồ nằm cách thị xã Lai Châu chừng 60km, nhưng đường quanh co, khúc khuỷu, phải mất hơn ba giờ đồng hồ mới tới nơi. Trên đường đi, thi thoảng bạn sẽ gặp những bản nhỏ nằm ven đường, xa xa, lại thấy những bản nhỏ khác nằm trên sườn núi. Ngoạn mục nhất là những thửa ruộng bậc thang xanh ngát nằm gối lên nhau, uốn lượn.

Du khách sẽ bắt gặp những người phụ nữ ngồi may vá, thêu thùa bên hiên nhà, hoặc sẽ bắt gặp những em nhỏ, học sinh chơi đùa bên nhau với những bộ áo quần thật đẹp.

Cũng có khi, bạn sẽ nhìn thấy những chú lợn béo ục ịch phải đeo gông trông thật ngộ nghĩnh. Hoặc may mắn, bạn bắt gặp chợ phiên của người dân những bản ven đường. Bạn có thể sà vào đó ăn quà, mua hàng, khám phá đời sống sinh hoạt và những phong tục, tập quán của họ.

Đường đi quanh co, tha hồ ngắm cảnh, nhưng đi đến xã Hồng Thu vào buổi sáng, bạn sẽ bước vào "thế giới sương” huyền bí. Chừng 5 cây số đường đó phải đi thật chậm để thưởng thức cái mới lạ của cảm giác đi trong sương.
Dulichgo
Và rồi, khi "thế giới sương” lui lại phía sau, trời quang đãng, khách sẽ lại được thưởng thức một không gian tuyệt đẹp khác. Đó là những đám mây bồng bềnh trôi trên những ngọn đồi, cảm tưởng chỉ dùng một cây sào cũng khều được. Màu xanh của núi thấp thoáng trong màu trắng của mây, hòa quyện vào nhau tạo nên vẻ trữ tình, đẹp như cảnh tiên vậy.

Khi đến đầu thị trấn, tại đây có một quả đồi, có đường cho du khách lên ngắm cảnh. Ở vị trí đó, khách có thể ngắm toàn cảnh thị trấn Sìn Hồ đang khởi sắc, với những nếp nhà mới và quang cảnh của cuộc sống ấm no. Thị trấn Sìn Hồ nằm trong một thung lũng nhỏ, có khí hậu mát mẻ quanh năm.
Dulichgo
Chợ trung tâm thị trấn họp vào thứ bẩy và chủ nhật. Người dân mua bán, trao đổi những nông phẩm làm ra, kiếm tìm từ trong rừng như rau, măng tre, gà ác da đen…Và nhiều thứ đồ gia dụng mang từ Lai Châu vào.

Việc bán mua dường như chỉ là cái cớ để người dân đi chơi chợ. Người ta đến chợ để được cùng nhau rôm rả trong những hàng ăn đặc sản như thịt trâu, dê núi, lợn bản… và đông nhất là bên chảo thắng cố…

Những tiếng xì xào mua bán, những bộ quần áo sặc sỡ, những gương mặt hiền hòa, chất phác… Tất cả hợp thành một bức tranh đầy màu sắc và âm thanh sống động của đời sống các dân tộc vùng cao này.

Cách trung tâm thị trấn chừng 2km là xã Tả Phìn, một xã thu hút nhiều du khách bởi có nhiều nếp nhà sàn cổ. Đến đây, khách sẽ được ngắm những bờ rào đá, những cây lê cổ thụ hay núi hình cây nấm và được sống trong không gian văn hóa của người dân tộc Mông Hoa khá đặc sắc.
Dulichgo
Tiện đường, khách có thể ghé thăm bản Pú Đao, cách Tả Phìn không xa. Nơi đây còn gìn giữ được khá nhiều nếp nhà trình tường của người Mông - nhìn từ xa như những cây nấm khổng lồ nằm cạnh nhau lúp xúp. Pú Đao, tiếng dân tộc nghĩa là "núi cao”. Bản này từng được hãng du lịch Gecko Travel (Anh) bình chọn là một trong những điểm đến đẹp nhất Đông Nam Á. Trên núi bạt ngàn những vùng hoa dại khiến những người lãng mạn muốn đắm chìm để tận hưởng vẻ đẹp hiếm có này.

Sìn Hồ còn có 11 huyện vùng thấp, với cả một tuyến đường đi khá vất vả nhưng ấn tượng. Tuyến đường đó men theo con suối lớn và từ con suối này lại chia nhánh, nối với những con suối khác.

Khám phá những con suối ở Sìn Hồ cũng là một điều thú vị. Ở đó, diễn ra các sinh hoạt đời sống, văn hóa tinh thần và cũng là nơi hẹn hò của tuổi thanh niên. Trong hàng trăm ấn tượng vùng cao, thì hình ảnh những cô gái với nụ cười tươi tắn và làn da trắng hồng đang thỏa sức vui đùa bên những dòng suối mát. Sẽ thật kỳ diệu, nếu một hôm nào đó khám phá Sìn Hồ, bạn lội suối, đi rừng và bất chợt "rơi” vào một "bến tắm” nào đó. Bạn gặp các thiếu nữ và bị hút hồn không thể nhấc chân bước.

Theo Xã Luận
Du lịch, GO!

Núi đá Ô trên cao nguyên Sìn Hồ
Sìn Hồ: nóc nhà của Lai Châu
Nơi cuối trời Tây Bắc Sìn Hồ

Đến bản Lác mùa này...

(BQN) - Từ thành phố Hòa Bình xuôi theo quốc lộ 6 với dốc Cun quanh co hiểm trở, vượt đèo Thung Khe, bản Lác (huyện Mai Châu) đón những vị khách thành thị như chúng tôi bằng làn sương mỏng manh và ấm áp hiếm hoi cuối tháng 12

Du lịch chuyên nghiệp

Xe du lịch chở chúng tôi về thẳng bản Lác – địa điểm du lịch độc đáo nhất của Mai Châu. Còn đường nhỏ đi vào bản trải bê tông phẳng lỳ, hai bên đường là những cánh đồng lúa đã ngả màu rơm khô. Đi khoảng vài trăm mét, đã thấy thấp thoáng trước mắt những nếp nhà sàn bình dị chen giữa màu xanh của cây trái… Bản Lác hiện ra như vậy đó.

Khác với những bản dân tộc mà chúng tôi đặt chân tới, bản Lác “chuyên nghiệp” hơn trong cách làm du lịch. Ở đây, nhà sàn được dựng sát nhau, cùng quay mặt ra trục đường chính, không có hàng rào ngăn cách giữa các ngôi nhà khiến cho du khách cảm nhận được sự thân thiện của người dân địa phương.
Dulichgo
Hiện tại ở bản Lác có 25 ngôi nhà sàn làm nơi nghỉ cho du khách, được xây theo quy hoạch, mỗi nhà nghỉ đều được đánh số theo thứ tự từ 1 đến 25. Khách du lịch vô cùng thích thú với những ngôi nhà sàn ở bản Lác. Nhà được dát bằng tre rộng rãi, cái nào cũng cao ráo, sạch sẽ và giữ được kiến trúc truyền thống của người dân tộc Thái. Trên sàn ngủ có đầy đủ chăn, đệm, gối được gấp ngăn nắp, gọn gàng. Không gian bên dưới sàn ngủ là nơi ăn cơm, uống trà chuyện trò và khu nhà tắm, vệ sinh sạch sẽ, thoáng đãng.

Thói quen nghề nghiệp khiến chúng tôi nhanh chóng phải tìm hiểu về địa danh độc đáo này của Mai Châu. Thật bất ngờ, bản nhỏ này đã có tuổi đời hơn 700 năm, cư dân ở đây hoàn toàn là người dân tộc Thái.

Từ khoảng năm 1997, bản Lác đã nhộn nhịp khách ghé thăm, trong đó phần lớn là khách nước ngoài. Lượng khách du lịch ngày càng đông lên, dân bản bảo nhau sửa nhà đón khách, chế biến các món ăn ngon, thành lập đội văn nghệ phục vụ khách tham quan… Rồi từ chỗ chỉ dệt khăn, áo thổ cẩm để mặc hàng ngày, phụ nữ trong bản đã tự làm nhiều đồ lưu niệm như đồ thêu, dệt lụa... để bán cho du.

Cách bán hàng ở đây cũng rất dễ chịu, không hề có “chặt chém” như nhiều nơi khác. Justin, một du khách người Anh cùng chuyến hành trình với chúng tôi vô cùng thích thú cho biết: “Thật vô cùng thú vị khi tận mắt nhìn thấy người dân dệt vải, tôi chưa bao giờ thấy điều này trước đó. Khách du lịch cũng có thể mua ngay những tấm vải đã dệt để làm quà.”.
Dulichgo
Có thể thấy, tư duy làm kinh tế qua dịch vụ du lịch đã hình thành rõ rệt ở vùng quê hẻo lánh này với phong cách  phục vụ cũng ngày một chuyên nghiệp hơn. Dân bản còn đầu tư cả xe điện, xe máy cho khách thuê để đi lại trong bản. Dịch vụ mát xa, tắm lá thuốc cũng hiện diện từ lâu để phục vụ nhu cầu thư giãn của du khách.

Ẩm thực độc đáo

Trước khi lên bản Lác, anh Nguyễn Phương, chủ một khách sạn ở Hòa Bình giới thiệu với chúng tôi: “Đến bản Lác du khách sẽ được người dân tiếp đón bằng những món ăn rất đặc biệt mà không nơi nào có được như món gà gói lá dong nướng, cá suối hấp, măng đắng xào, xôi nếp nương… ”. Quả thật, khi được thưởng thức những món ăn ở đây chúng tôi mới thấy lời giới thiệu của anh không hề sai.

Mâm cơm cho 6 thực khách chúng tôi có các món như thịt gà bản, thịt rừng nướng, xôi nếp Mai Châu, canh rau cá suối hấp, măng đắng xào, cùng chai rượu Mai Hạ. Trong không gian lành lạnh của núi rừng, bên tai còn nghe văng vẳng những cầu hát, tiếng đàn của người Thái mà được thưởng thức món ăn núi rừng cùng chén rượu cay nồng, còn gì tuyệt bằng.

Khi vào bữa, chủ nhà không quên mời khách một chén thay cho lời chào và cảm ơn. Cứ như vậy, bữa ăn có thể kéo dài tới đêm khuya mà cả chủ lẫn khách đếu không muốn dứt.

Khám phá văn hóa

Ngoài ẩm thực, du khách còn có thể tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, giao lưu tập thể như múa hát, cắm trại với người dân bản. Mà thời điểm thú vị nhất là buổi tối.
Dulichgo
Những đống lửa trại bập bùng thắp sáng cả không gian núi rừng, văng vẳng tiếng nhạc rộn ràng của điệu nhảy sạp, tiếng hát ca tưng bừng của các bạn sinh viên yêu du lịch, tiếng cười nói huyên náo khiến những du khách còn dạo bước trên đường như chúng tôi cũng xốn xang mà rảo nhanh bước chân. Những chàng trai, cô gái Thái trong mặc trang phục truyền thống tươi tắn nắm tay nhau mang tới du khách những lời ca, điệu múa, gỗ cháy lách tách cùng ché rượu cần nồng nàn, khiến du khách “chẳng sưởi cũng ấm, chưa uống đã say”.

Tới bản Lác mà không đi chợ sớm cùng dân bản thì quả là phí. Trong không khí của buổi sớm mai trong trẻo, chợ sớm chỉ là những sạp hàng bày bán đơn giản, hoa quả vẫn còn tươi nguyên đọng sương đêm. Chen vào tiếng mua bán hàng buổi chợ sớm là những tiếng cười nói, đâu đó vang lên giọng nói ngọng nghịu của người dân bản chưa nói rõ tiếng Kinh nghe vui mà ấm áp đến lạ.

Lời kết

Người già trong bản Lác bảo: "Bây giờ, bản Lác đã có rất nhiều thứ phải thay đổi để phù hợp với một bản làm du lịch. Những ngôi nhà sàn được bê tông hóa, đồ dùng tiện nghi hiện đại có mặt ở khắp nơi".

Đó là lẽ tất yếu trong cuộc sống vốn luôn chuyển động, cập nhật cái mới và hướng đến tiện nghi. Thế nhưng, đối với những du khách như chúng tôi, có lẽ, cái hấp dẫn của bản Lác chính là sự gần gũi, chân thành của người dân bản. Hi vọng, những năm sau nữa, người dân bản vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống, những mộc mạc của núi rừng như vốn dĩ đã có...

Vân Du (Báo Quảng Ninh)
Theo Du lịch, GO!

Cảm giác "Homestay" tại bản Lác
Rộn ràng bản Lác

Huyền bí Động Nàng Tiên

tỉnh Bắc Kạn có một điểm đến được nhiều du khách yêu thích đó là Động Nàng Tiên. Động nằm trong núi Phja Trạng thuộc xã Lương Hạ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Đây là một hang đá tự nhiên có từ lâu đời và đã được Bộ văn hóa- Thông tin xếp hạng di tích cấp quốc gia từ năm 1999.

Từ xa xưa, Động Nàng Tiên đã đi vào tâm linh của người dân Na Rì, từ bao đời đã lưu truyền một câu chuyện kể về sự tích của Động Nàng Tiên. Truyện kể rằng, thủa xưa có bẩy nàng tiên xuống tắm mát, vãn cảnh tại con suối dưới chân núi Phja Trạng. Mải mê hái hoa, bắt bướm, vui say cảnh đẹp nên trời tối lúc nào không biết, các nàng tiên không kịp bay về trời...

Đêm đến, dưới ánh trăng có người trần thế đến mò cua, bắt ốc, các Nàng tiên vội vã lên bìa rừng ẩn nấp. Từ trên cao nhìn xuống, thương tình Ông Trời đã tạo ra động này để các Nàng tiên trú ngụ qua đêm. Dòng suối các Nàng tiên xuống tắm được gọi là Khuổi Hai (Suối trăng), còn động nơi các Nàng tiên nghỉ lại qua đêm gọi là Động Nàng Tiên.
Dulichgo
Ngoài câu chuyện về sự tích động Nàng Tiên, người dân xã Lương Hạ huyện Na Rỳ còn lưu truyền một câu chuyện khác. Truyện kể rằng “khi bảy nàng tiên đang ở trong động, có một ông tổ họ Lý đã vác búa lên rừng tìm cây để làm bắp cày. Lúc đi qua động thấy các Nàng Tiên đang ngồi chơi cờ, phần vì ham mê cờ, phần do sự quyến rũ bởi sắc đẹp của các nàng tiên, ông họ Lý lấy cán búa ngồi xem các nàng tiên đánh cờ nên trời tối mà không biết trở về nhà.

Ở nhà mọi người đi tìm suốt ngày này qua tháng khác đều không thấy nên đã làm ma đưa tang. Còn ông tổ họ Lý sau khi xem hết ván cờ, vác búa ra về thì cán búa đã bị mối xông. Về đến nhà, thấy rất đông người, hỏi ra mới biết gia đình đã làm ma đưa tang ông vừa tròn ba năm, hôm ông về đúng ngày mãn tang”.

Nhìn từ xa, động như một thiếu nữ đang nằm ngủ, còn bên trong động lại lung linh huyền ảo bởi những mảng thạch nhũ. Động ăn sâu xuống lòng núi khoảng 60m, cửa động cao 6m, rộng 6m, trần động cao khoảng 30-50m. Lần từng bậc đá đến cửa động là một bầu không khí mát mẻ bao trùm. Ở cửa động, du khách sẽ có cảm giác là động rất ngắn và ngập tràn ánh sáng.

Thế nhưng qua một ngách nhỏ mà người lớn phải cúi đầu, một không gian rộng lớn của động mới mở ra, khiến ai đến đây cũng đều ngỡ ngàng bởi vòm động rộng mênh mông như một nhà hát lớn, có thể chứa tới hàng vài trăm người và không khí cực kỳ mát mẻ, dễ chịu.
Dulichgo
Bước chân vào bên trong du khách sẽ được chiêm ngưỡng nhiều cảnh đẹp do các nhũ đá, cột đá và măng đá tạo nên. Cảnh tiên nữ, cảnh rồng bay, phượng múa bằng nhũ đá huyền ảo lung linh ánh bạc thật hấp dẫn. Những thửa ruộng bậc thang có dòng nước mát chảy xung quanh gọi là ruộng tiên, suối tiên trông thật thích mắt.

Trong động còn có nhiều ngách nhỏ có chiều dài từ chục mét đến hàng nghìn mét thông ra sườn núi làm cho động Nàng Tiên thêm huyền bí và thơ mộng. Mặc dù có những nét riêng độc đáo thu hút như vậy, song sức hút của địa điểm du lịch này chưa đạt như tiềm năng vốn có. Bởi lẽ, du khách đến đây, mới chỉ cảm nhận được sự hoang sơ huyền bí, trong khi đường giao thông đến động còn khó khăn, hệ thống ánh sáng trong động còn thiếu thốn, khiến cho động Nàng Tiên chưa níu được chân du khách sau mỗi lần ghé qua. Đây là điều đáng tiếc và cũng là những khó khăn chung mà ngành du lịch tỉnh Bắc Kạn gặp phải trong thời gian qua.

Vượt qua trở ngại về đường giao thông, du khách hãy một lần đến với huyện vùng cao Na Rỳ, Bắc Kạn, đến thăm động Nàng Tiên để khám phá vẻ đẹp đầy huyền bí, để thưởng thức trọn vẹn kiệt tác của tự nhiên ban tặng cho vùng đất này.

Du lịch, GO! tổng hợp

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

Khách ngoại chia sẻ bí kíp đi chợ Sapa

(NSO) - Hầu như mỗi ngày ở Sapa lại có một buổi họp chợ của đồng bào dân tộc, mang những nét độc đáo và hấp dẫn riêng.
Ngày nào ở Sapa cũng có một buổi họp chợ - nơi tập trung rất nhiều đồng bào dân tộc đến buôn bán, trao đổi hàng hóa như rau củ, hoa quả, gia cầm. Mỗi chợ lại có nét thú vị và số lượng người tham dự khác nhau.

Những cách nhận biết trang phục dân tộc, cách trả giá, di chuyển và tham quan… ở một số chợ vùng cao tại Sapa được khách nước ngoài chia sẻ một cách chi tiết, rõ ràng trên chuyên trang du lịch Goasean của tổ chức ASEAN. Dưới đây là 5 chợ vùng cao và một số mẹo vặt giúp cho chuyến đi khám phá của bạn tại Sapa thêm phần thú vị.
Các chợ nổi tiếng ở Sapa có thể kể là...

+ Chợ Cốc Ly

Cứ mỗi dịp thứ ba, chợ phiên Cốc Ly lại khuấy động không khí vùng cao khi người Mèo, người Dao Đen, người Nùng và người Tày sinh sống gần bờ sông Chảy cùng tụ họp. Điều khiến chợ Cốc Ly trở nên sặc sỡ chính là những trang phục truyền thống rực rỡ, nhiều sắc màu của người Mèo.

Dù hàng hóa ở đây không mấy hấp dẫn du khách (đa phần là rau và gia cầm), bạn sẽ không thể ngừng háo hức khi dạo quanh những hàng may vá thêu thùa của người dân tại đây. Nếu thích hòa mình vào nền văn hóa dân tộc, bạn có thể trả giá tại khu chợ nhỏ nhưng không kém phần náo nhiệt này.

+ Chợ Bắc Hà

Chợ Bắc Hà thường bị than phiền là quá thương mại bởi lẽ đây là khu chợ lớn nhất Sapa, cũng dễ tiếp cận hơn các khu chợ vùng cao khác và là nơi lý tưởng cho những người ở Sapa tham quan trong một thời gian ngắn. Ở đây hội tụ đủ dân tộc thiểu số có mặt trong vùng, đặc biệt là người Mèo.
Dulichgo
Một điểm khá thú vị là bạn sẽ tìm thấy những chú trâu và nghé con khá to béo - một mặt hàng độc đáo ở khu chợ. Chưa hết, nếu may mắn, bạn còn được xem những người chơi chim khoe tài với nhau trong tiếng hót véo von của loài chim.

+ Chợ Lùng Khấu Nhin

Điểm đặc sắc của chợ Lùng Khấu Nhin không thuộc về chợ mà nằm ở cảnh quan dọc đường tới đây. Từ Sapa, bạn sẽ đi qua đèo Trạm Tôn, cung đường cao nhất Việt Nam với độ cao 1.900 m. Tùy thuộc vào thời tiết, bạn sẽ cảm thấy nghẹt thở khi ngắm nhìn phong cảnh từ độ cao này.

Trong chợ Lùng Khấu Nhin, bạn sẽ có cơ hội trò chuyện với những tộc người ít được biết đến như người Thái Trắng. Dù trang phục của các dân tộc này không được sặc sỡ như người Dao Đen hay người Mèo, trò chuyện cùng họ trong chợ phiên nghĩa là bạn đã tiếp nhận sự hồn hậu, thân thiện của họ rồi.

+ Chợ Sín Chéng

Cách đây không lâu, chợ Sín Chéng vẫn còn biệt lập với khách bên ngoài - nhưng chính vì vị trí xa xôi mà du khách hiếm khi tới đây tham quan. Đường từ thị trấn Sapa tới đây, bạn sẽ băng qua những khung cảnh nguyên sơ vẫn chưa chịu sự tàn phá của con người.

Thêm vào đó, chợ là nơi tụ họp người Mèo Trắng, Mèo Hoa, Dao Trắng và người Giáy tạo nên sự kết hợp những trang phục dân tộc vô cùng đa dạng. Bạn sẽ cảm thấy háo hức khi quan sát từng tốp người dân tập tụ tập bàn tán, trò chuyện với nhau, tọa nên bầu không khí giao tiếp đang dần mất đi tại những thành phố hiện đại ở Việt Nam.

+ Chợ Mường Hum
Dulichgo
Tọa lạc gần biên giới Trung Quốc, đây có lẽ là khu chợ xa xôi nhất nhưng có phong cảnh đẹp nhất ở Sapa. Các dân tộc thiểu số tới phiên chợ này gồm: người Hà Nhì, người Phù Lá, người Dao Đen, người Giáy, người Mèo Đỏ, người Mèo Đen. Vì cách Sapa khá xa, bạn sẽ hiếm gặp các du khách tại đây, giúp cho bầu không khí thêm phần yên tĩnh hơn rất nhiều.

Đi lên một chút nữa, bạn sẽ đến với hang động Mường Vi. Hệ thống hang đá vôi ở đây khá giống với khung cảnh tuyệt đẹp mà bạn có thể gặp ở Vịnh Hạ Long.

Những điều cần biết trước khi xuất phát

- Chụp ảnh

Điều đầu tiên cần ghi nhớ chính là, dù các địa điểm này không cấm khách du lịch, luôn nhớ bạn được góp mặt ở đây là nhờ lòng hiếu khách, không phải nghĩa vụ của người dân, do vậy hãy tôn trọng họ.

Nếu bạn muốn chụp hình, hãy xin phép người dân trước khi bấm máy. Nếu đi cùng hướng dẫn viên, hãy yêu cầu họ giúp bạn làm điều này - bằng cách chỉ bạn nói tiếng dân tộc, hoặc giúp bạn phiên dịch. Trường hợp xấu nhất, bạn chỉ cần đưa máy ảnh tới gần cằm và biểu cảm mắt. Người dân tộc sẽ hiểu dấu hiệu này và sẽ bày tỏ thái độ chấp thuận hay khó chịu nếu bị chụp hình.

- Trả giá
Dulichgo
Nếu đặt chân đến khu chợ buôn bán hàng dệt may và hàng thủ công, bạn sẽ tìm thấy cả các mặt hàng dệt tay và dệt máy (đặc biệt ở Bắc Hà). Hàng dệt tay, từ se sợi đến nhuộm vải, có thể mất từ vài giờ đến vài tháng để làm. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra hàng dệt tay vì chúng mềm hơn và có những hoa văn lạ mắt ở trên mặt thêu. Một số hàng dệt của người H’Mông cũng có màu sắc trầm như xanh thẫm, đen và màu chàm, sẽ mất thời gian nhuộm lâu hơn. Đừng ngại trả giá, nhưng cũng đừng quá ki bo vài đồng lẻ với người dân ở đây.

- Trang phục

Một số chợ như Bắc Hà có đường đi khá thuận tiện và khách du lịch có thể đi xe hơi tới đây. Tuy nhiên các chợ phiên khác sẽ tiêu hao của bạn không ít năng lượng và sức lực. Nếu đang nhắm tới những khu chợ xa xôi như Sín Chéng, Lùng Khấu Nhin, bạn nên chuẩn bị giày đi bộ và cả tâm lý thám hiểm.

Thời tiết Sapa khá thất thường, vừa nắng đó mà đã mưa ngay được. Chưa kể, nhiệt độ cũng lên xuống với biên độ lớn và có sự thay đổi về áp suất. Do vậy, bạn nên mang theo áo mưa vào áo khoác nhẹ để mặc khi leo núi.

Vĩnh Hy (theo Ngôi Sao)
Du lịch, GO!

Tán chuyện cà phê phin VN

(NĐT) - Blogger Stephanie Hua, một cây bút uy tín của trang web ẩm thực nổi tiếng Lick my spoon thừa nhận cà phê phin của Việt Nam là thức uống tuyệt vời mà cô muốn giới thiệu đến bạn bè và người thân khi trở về quê nhà.

Cà phê hòa tan có thể là lựa chọn của nhiều người bởi sự tiện lợi và tiết kiệm của nó. Thế nhưng, đối với những người yêu cà phê, không có gói cà phê hòa tan nào hiện nay trên thị trường có thể thay thế được chất lượng hương vị cà phê được chiết xuất bằng phương thức pha phin mà người dân Việt Nam đã uống gần cả thế kỉ nay. Bí mật nào đằng sau chất lượng và hương vị khác nhau một trời một vực giữa cà phê pha phin và cà phê hòa tan?

Vị ngon sánh đậm của một tách cà phê phin truyền thống

Sự cuốn hút của cà phê phin không chỉ thỏa mãn nhu cầu của người trong nước mà đối với nhiều quốc gia trên thế giới, cà phê phin Việt Nam được đánh giá vào hàng ‘thượng phẩm’ với hương vị, chất lượng khiến nhiều người “dễ ghiền” sau một lần uống thử. Blogger Stephanie Hua, cây bút của trang web ẩm thực nổi tiếng Lick my spoon thừa nhận khi đến Việt Nam và thử qua ly cà phê phin đặc trưng: “Hương vị của thiên đường”, thức uống tuyệt vời mà cô muốn giới thiệu đến bạn bè và người thân khi trở về quê nhà.

Khi thưởng thức cà phê sữa pha phin Việt Nam, biên tập viên Francis Lam của tạp chí Salon mô tả: “Bạn nhấp một ngụm và cái ngọt thấm vào trước. Rồi miệng bạn hơi khô đi một chút, như thủy triều rút đi, và cà phê để lại vị đắng dịu dàng. Bạn nhấp ngụm thứ hai và đột nhiên mọi thứ trên đời này đều ổn cả”.
Dulichgo
Theo anh Trúc Nguyễn, một người có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu cà phê Việt Nam, sự cách biệt lớn nhất giữa cà phê hòa tan và cà phê phin chính là ở hương vị: “Khi những hạt cà phê tươi mới nhất được rang xay, để giữ được độ thơm trọn vẹn thông thường chúng ta chỉ rang đến nâu hóa hạt cà phê chứ không rang đến khét.

Anh Trúc cho biết thêm, một yếu tố rất quan trọng để tạo ra một vị cà phê hoàn hảo chính ở khâu nhiệt độ trong quá trình trích ly. Đây là một điểm trọng yếu quyết định độ ngon của ly cà phê, từ lúc rang đến lúc pha. Những ai đã nghiện cái cách pha phin như một nghi thức, thì việc tráng phin với nước nóng ấm, dùng nước không quá nóng, cũng không được quá nguội, độ nóng chuẩn là khoảng 80-90 độ C khi pha thì mới đủ độ ngấm và chắt lọc ra hết chất cà phê tinh túy nhất.

Khi nào khoảng cách về hương vị được công nghệ lắp đầy?

Theo Báo cáo Cà phê toàn cầu (GCR), thị trường cà phê hòa tan tăng trưởng với tỷ lệ ấn tượng 7-10% mỗi năm trong 10 năm qua. Riêng tại các nền kinh tế mới nổi, con số này lên đến 15-20%. Nhiều khảo sát cho thấy người tiêu dùng tại các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và Nga rất chuộng cà phê hòa tan. Chuyên gia Vivek Verma, giám đốc cà phê, sữa và các dịch vụ tài chính của hãng Olam khẳng định sự tiện lợi của cà phê hòa tan dần áp đảo thị trường, đem lại những thành công đột phá ở châu Á.

Dựa trên hành vi tiêu dùng của đại đa số người phương Đông, các chuyên gia nhận định họ có thói quen lựa chọn sản phẩm tiện lợi và tiết kiệm. Để cung ứng nhu cầu sử dụng cà phê, đặc biệt đối với người có thói quen uống cà phê phin và nghiện hương vị của nó, các nhà sản xuất đã cố gắng đổi mới công nghệ để đáp ứng nhu cầu, nhưng đến nay tại Việt Nam vẫn chưa có công nghệ hòa tan nào đáp ứng được chất lượng như mong muốn.“Liệu công nghệ có thể lắp đầy nỗi thèm khát?”.
Dulichgo
Một chuyên gia cà phê tại Việt Nam cho biết: “các loại cà phê hòa tan thông thường là kết quả của quá trình trích ly liên tục ở nhiệt độ cao (mỗi lần kéo dài khoảng 39 đến 43 phút), với nhiệt độ đầu vào là 175 độ C và giảm giần khoảng 120 -150 độ C ở nhiệt độ đầu ra. Nguồn nước quá nóng sôi khi đi qua bột cà phê không chỉ chiết xuất hương vị cà phê mà còn kéo theo các chất khác không mong muốn được tạo ra ở nhiệt độ cao, khiến vị cà phê biến đổi.”

Tương tự, nhiệt độ cũng chính là điểm trọng yếu quyết định chất lượng mùi vị cà phê trong quá trình trích ly công nghiệp của cà phê hòa tan. Tuy nhiên cách sản xuất cà phê hòa tan thông thường của các thương hiệu ở Việt Nam hiện nay với sự chênh lệch nhiệt độ gần gấp đôi so với cách pha phin truyền thống chính là chìa khóa bí mật giải thích cho việc chất lượng cà phê hòa tan không thể ngon như pha phin. Chưa kể, chưa có giải pháp công nghệ đột phá nào để cà phê hòa tan có vị như cà phin .

Cà phê phin ở Việt Nam được xếp vào một trong mười cách uống độc đáo trên thế giới, khiến nhiều người tha phương phải trở lại quê nhà để thưởng thức, để nghe mùi quê hương xứ sở trong hơi nóng bốc lên, nhận thấy vị đắng nhớ lâu mang nỗi nhớ chạm đến đầu lưỡi và trôi sâu vào vòm họng. Chính vì thế, việc cải tiến công nghệ để cà phê hòa tan có thể đuổi kịp chất lượng và hương vị của cà phê phin vẫn là bài toán đè nặng lên những chuyên gia cà phê trong nước trong việc gìn giữ và phát triển hương vị cà phê đặc trưng của Việt Nam: “Khi giải quyết được mâu thuẫn này thì cà phê hòa tan Việt Nam sẽ là cuộc cách mạng vượt ngưỡng các thức uống khác trên thế giới”, vị chuyên gia kết luận.

Vậy nhưng...: Chuyện ngược đời ở thủ phủ café Việt

Khi lang thang quan sát, ghi chép ở Buôn Ma Thuột, nhà báo người Hà Nội sửng sốt nhận ra: nông dân trồng café không thưởng thức những phin café Ban mê thơm đậm sóng sánh, mà lại thường uống cà phê hòa tan.

Ở đất café, uống… café hòa tan

Khi biết nhà báo người Hà Nội vào, thèm một tách cà phê phin, người chủ một tiệm cà phê nhỏ xinh ở Buôn Ma Thuột pha ngay cho anh một ly. Vừa pha cô chủ vừa kể là café này “mới ra lò” hôm qua, những hạt nâu bóng vừa mới được rang xay nóng hổi, lên hương cà phê thứ thiệt thơm đậm. Có lẽ chả có mùi cà phê nào trên thế gian này sánh bằng ly café Ban Mê pha phin!
Dulichgo
Café phin chính hiệu có màu nâu từ cánh gián đến nâu đậm, cho đá vào sẽ chuyển màu nâu hổ phách, một màu nâu trong trẻo rất quyến rũ. Để ra ánh nắng, nhìn ly café đá có màu nâu sáng lung linh. Nhấp một ngậm, vị café đăng đắng cứ tan vào lưỡi. Do yếu tố của các thành phần acid ẩn chứa đằng sau của vị đắng trong hạt café , nên khi rang với thời gian đủ và đạt đến nhiệt độ thích hợp sẽ cho vị đắng tự nhiên thanh xen lẫn vị chua nhẹ nhàng, đầy tinh tế.

Thú thật, vị đậm đà sóng sánh của cà phê Ban Mê khiến nhà báo người Hà Nội này vô cùng tỉnh táo và lâng lâng phấn khích. Song, khi lang thang quan sát, ghi chép về những người nông dân trồng cà phê ở đây, anh rất lấy làm lạ, thấy họ lúc nào cũng dùng cà phê hòa tan.

Buổi sáng, trước khi lên rẫy, họ uống một ly cà phê hòa tan. Buổi trưa, anh thấy một thiếu phụ nông dân miệt mài rải đều ra sân phơi những trái cà phê chín đỏ mới hái, thỉnh thoảng dừng tay nhấp một ngụm cà phê hòa tan nóng rực. Anh buột miệng hỏi: “Sao chị không uống cà phê phin nhỉ? Tôi vừa làm một tách nâu nóng buổi sáng, thấy ngon tuyệt, hơn cả cà phê phin Hà Nội. Cà phê Ban Mê chính gốc có khác. Ngon và thơm quá.”

Bà chị vẫn không ngừng rải những trái cà phê chín, thủng thẳng: “Nông dân chúng tôi lấy đâu thời gian mà pha cà phê phin hở chú, dù biết nó rất thơm ngon. Tôi trồng rẫy cà phê tôi biết, cà phê Buôn Ma Thuột pha phin là ngon nhất trần đời. Nhưng chúng tôi bận bịu lắm, ai trồng rẫy cà phê đến mùa thu hái cũng tất bật hối hả, nên phải dùng cà phê uống liền thôi. Uống riết thành quen. Từ rẫy về nhà cũng uống cà phê hòa tan thôi, cho tiện. Giờ mà tôi uống cà phê phin trở lại, tôi lại thấy đắng, vì thiếu… ngọt ngào.”

Trong vườn là thế, ra chợ, hỏi mua café hoà tan, quán tạp hoá nào cũng có. Có quán còn có hẳn một quầy chia ra một góc chỉ để trưng bày các nhãn café hoà tan. Anh hỏi vì sao, cô bán hành nhanh nhẩu: “ Bán được nhiều lắm đấy. Nhanh gọn lẹ mà.”
Dulichgo
Hãy để café là cảm nhận riêng của mỗi người

Dạo gần đây, báo chí tranh cãi việc uống café phin hay café không phin rồi kéo tới chủ đề café phin là hồn Việt, café không phin là ‘mất gốc’. Anh bạn nhà báo chứng kiến chuyện lạ đời ở Thủ phủ café Việt thấy buồn bực vì thực tế ấy và cảm thấy tiếc khi dân chính gốc cà phê lại khó có thể uống cà phê phin như một thức uống Việt ngon thơm nhất.

Âu mỗi người có sự lựa chọn riêng, không thể trách ai mất gốc và cũng không thể chỉ trách ai cổ hủ. Hãy để café là cảm nhận riêng của mỗi người.Bản thân người viết, trong chuyến ghé thăm Đà Lạt gần đây, vẫn thấy người xứ cao nguyên Đà Lạt mộng mơ và nhiều vị khách châu Âu du lịch Đà Lạt vẫn giữ chắc được thói quen uống cà phê phin, nhất là vào những buổi sáng mờ sương phủ trên những đồi thông êm đềm.

Có lẽ nông dân trồng rẫy cà phê trên Buôn Ma Thuột đang quan tâm nhất đến việc trồng trọt thu hái và xuất khẩu cà phê ngon nhất Việt Nam, nên có thể hôm nay họ chịu uống cà phê hòa tan cho tiện với công việc sản xuất vốn bận rộn và nhọc nhằn. Chắc khi nào họ thong thả hơn và có thể khi họ bước vào tuổi chớm già, họ sẽ có đủ thời gian và khoái cảm để trở về với vị ngon đăng đắng thơm ngạt ngào của ly cà phê sữa nóng Hà Nội, hay ly cà phê sữa đá Sài Gòn.

Như người viết, vị nhà báo người Hà Nội nọ và những kẻ đi Tây, đi đó đi đây, từng uống cà phê pha nhanh bằng máy cho rất đông người, rất loãng, rất nóng, đựng trong trong cốc nhựa có ống hút, chạy như điên qua các dãy nhà của khuôn viên đại học, dự hội thảo ở Mỹ, ở Nga, ở Pháp, ở Đức… vẫn không thôi ao ước trở về quê nhà Hà Nội, để uống một tách cà phê nâu nóng pha phin vì cái vị đậm đà, để được cảm vị đắng tự nhiên của café xen lẫn vị chua nhẹ nhàng, rất tinh tế và quyến rũ mà chỉ café phin mới có hay thi thoảng ghé TP.HCM ngồi đâu đó trong hẻm nhỏ, ngắm người qua lại và thưởng thức một ly café sữa đá chính hiệu Sài Gòn.

Trích Người Đưa Tin
Du lịch, GO!