Là ngọn thác chưa từng bị tác động bởi con người, Dasar nhẹ nhàng, ẩn giấu mình sau cánh rừng già, e thẹn như nàng thiếu nữ của rừng xanh.
< Một phần của thác Dasar.
Từ rất xa đã nghe tiếng thác đổ ào ào vang động, lại gần thấy thành đá thẳng đứng, nước tung trắng xóa, trải dài như một thảm chướng ngại vật mà thiên nhiên giăng ra, diễu võ dương oai, vươn mình kiêu căng để thách đấu với những người thích trò chơi mạo hiểm.
< Đường vào thác Dasar.
Thác nằm trong khu rừng thuộc địa phận xã Dasar huyện Lạc Dương, trên con đường nối Đà Lạt với Nha Trang. Đường đi khá phức tạp.
Những ai từng tới đây sẽ không bao giờ quên được vẻ đẹp như trong câu chuyện cổ tích ở Dasar, với hồ nước trong xanh bị cây cổ thụ che phủ, hay dòng thác như một dãi lụa đang ngâm mình để trở nên tinh khôi hơn.
Dulichgo
< Đu dây vượt thác.
Thác cao hơn 200m (cao nhất Tây Nguyên), đổ từ đỉnh của một ngọn núi xuống thung lũng khuất sâu trong rừng.
Chỉ vừa được khai thác du lịch trong năm 2015, vậy nên Dasar vẫn là ngọn thác chưa từng bị tác động bởi con người. Dasar nhẹ nhàng, ẩn giấu mình sau cánh rừng già, e thẹn như nàng thiếu nữ của rừng xanh, thỉnh thoảng lại xòe chiếc váy trắng, với các khối đá dưới tác động của gió và nước, tự tách mình thành những tầng riêng biệt, bồng bềnh.
Dulichgo
Không khoác lên mình truyền thuyết hay câu chuyện tình yêu lãng mạn, thác Dasar đơn giản chỉ là cái tên do người dân địa phương đặt, để gắn với địa danh này. Thác được người đồng bào thiểu số ví như một vị thần của núi rừng Tây Nguyên: chất phác, hiền lành vào mùa khô, nhưng lại vô cùng mạnh mẽ và dữ dội khi mùa mưa tới.
Phải mất hơn 40 phút di chuyển bằng ô tô trên đường ĐT 23, sau đó sẽ tiếp tục di chuyển khoảng 40 phút bằng xe gắn máy hoặc xe jeep chuyên dụng, bạn mới đến được thác. Dasar là điểm đến lý tưởng cho những người muốn thử sức phiêu lưu.
Dasar đẹp tuyệt vời, nhưng để ngắm toàn diện được vẻ đẹp đó lại không dễ dàng. Đây là con đường không dành cho những người có tay lái “gà” vì đường đến thác chủ yếu là đường mòn đã được người dân bản địa cải tạo để tiện cho việc ra vào nương rẫy. Đường uốn khúc ôm theo triền đồi và phía dưới là thung lũng với nhiều vực sâu.
Hiện nay, có một số công ty du lịch đang khai thác tour du lịch mạo hiểm tại khu vực này, di chuyển chủ yếu bằng xe jeep chuyên dụng.
Theo Zing + Youth Dalat
Du lịch, GO!
Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015
Hoa cải, hướng dương Lâm Đồng bị giẫm nát
(VNE) - Hình ảnh những cây hoa hướng dương đổ gục, góc vườn cải bị giẫm nát khiến nhiều người đặt câu hỏi về ý thức của khách tham quan.
< Hoa hướng dương gãy đổ được cho là do khách tham quan giày xéo.
Ngoài dã quỳ, thời gian qua Lâm Đồng còn thu hút khách du lịch với cánh đồng hoa cải trắng, hoa hướng dương bạt ngàn ở xã Tu Tra, huyện Đơn Dương. Lượng khách đến đây ngày càng đông, nhất là vào dịp cuối tuần. Bên cạnh những bức ảnh đẹp long lanh được nhiều bạn trẻ chia sẻ sau khi đến chụp, nhiều người không khỏi bức xúc khi vườn hoa bị một số du khách thiếu ý thức làm hư hại.
Sau khi nhìn những bức ảnh chụp hoa hướng dương gãy đổ, nằm rạp dưới đất được một trang fanpage Đà Lạt đăng tải, tài khoản Nhím Xù ngán ngẩm: "Mới cách đây mấy ngày mình đọc bài hướng dẫn về cách tham quan đồng hoa hướng dương mà lòng khao khát được đến đây ngắm vẻ đẹp rạng ngời này. Giờ thấy hình ảnh này thật phẫn nộ. Ý thức con người sao lại kém quá sức tưởng tượng".
< Khách vô tư bứt hoa trong vườn.
"Chỉ vì vài bức ảnh khoe facebook mà làm hỏng cả một khu vườn", Xuân Hồng, đến từ TP HCM bày tỏ. Còn Phan Ngọc Bích đến từ Nghệ An cho biết sau khi đọc những câu chuyện ý thức khi đi chụp ảnh, cô cũng đã tận mắt chứng kiến cảnh khách vô tư ngắt hoa trong vườn.
Dulichgo
Không chỉ ở cánh đồng hoa hướng dương mà tại vườn cải trắng, một số nơi cũng bị gót giày của du khách giẫm nát. "Mình ghé thăm một vườn cải trắng ngay gần nhà thờ Tu Tra - Đơn Dương. Trước khi vào, bác chủ vườn dặn các con vào chỗ lối mòn mấy người trước giẫm rồi nha, đừng giẫm thêm hoa của bác, nghe nói mà thương", Bích nhớ lại.
Tuy nhiên, một số du khách cho biết đây chỉ là một góc nhỏ so với diện tích hàng nghìn ha trồng hoa đang được mở cửa cho du khách tham quan. Tài khoản Quang Lợi Hong, một người làm dịch vụ chụp ảnh cho khách ở vườn hoa hướng dương chia sẻ: "Có một số người vô ý thức giẫm đạp và ngắt hoa nhưng là con số rất nhỏ so với vài nghìn lượt khách tham quan mỗi ngày". Anh cũng cho biết hoa ở đây còn rất tươi và đẹp, những bức ảnh trên chỉ như vạch lá tìm sâu.
< Một góc vườn hoa cải bị giẫm nát.
Cùng chung ý kiến, Hoàng Minh Nguyên, Hà Nội cho rằng không nên đánh đồng mọi du khách đều ý thức kém: "Tôi tin những ai nói bảo vệ thì họ sẽ có ý thức bảo vệ. Còn những người không ý thức mới đáng lên án".
Dulichgo
Cánh đồng hoa hướng dương ở xã Tu Tra thuộc quản lý của công ty Đà Lạt Milk được trồng để cung cấp nguồn thức ăn cho bò. Sau khi được nhiều người quan tâm, nơi đây mở cửa miễn phí cho du khách tham quan và chụp ảnh. Theo đại diện Đà Lạt Milk, công ty có bố trí hàng chục người đảm bảo an ninh, trật tự và hướng dẫn khách.
"Có thể trong lúc vui đùa, đi lại, khách vô tình làm gãy hoa nhưng điều này không làm ảnh hưởng đến cả cánh đồng bởi diện tích trồng của công ty rất rộng. Chúng tôi luôn tạo điều kiện để khách có thể thưởng ngoạn vẻ đẹp của hoa hướng dương", đại diện công ty cho biết đơn vị này bắt đầu thu hoạch hoa hướng dương từ hôm nay.
Theo Vy An (Vnexpress)
Du lịch, GO!
3 sắc hoa bung nở trên Đà Lạt
< Hoa hướng dương gãy đổ được cho là do khách tham quan giày xéo.
Ngoài dã quỳ, thời gian qua Lâm Đồng còn thu hút khách du lịch với cánh đồng hoa cải trắng, hoa hướng dương bạt ngàn ở xã Tu Tra, huyện Đơn Dương. Lượng khách đến đây ngày càng đông, nhất là vào dịp cuối tuần. Bên cạnh những bức ảnh đẹp long lanh được nhiều bạn trẻ chia sẻ sau khi đến chụp, nhiều người không khỏi bức xúc khi vườn hoa bị một số du khách thiếu ý thức làm hư hại.
Sau khi nhìn những bức ảnh chụp hoa hướng dương gãy đổ, nằm rạp dưới đất được một trang fanpage Đà Lạt đăng tải, tài khoản Nhím Xù ngán ngẩm: "Mới cách đây mấy ngày mình đọc bài hướng dẫn về cách tham quan đồng hoa hướng dương mà lòng khao khát được đến đây ngắm vẻ đẹp rạng ngời này. Giờ thấy hình ảnh này thật phẫn nộ. Ý thức con người sao lại kém quá sức tưởng tượng".
< Khách vô tư bứt hoa trong vườn.
"Chỉ vì vài bức ảnh khoe facebook mà làm hỏng cả một khu vườn", Xuân Hồng, đến từ TP HCM bày tỏ. Còn Phan Ngọc Bích đến từ Nghệ An cho biết sau khi đọc những câu chuyện ý thức khi đi chụp ảnh, cô cũng đã tận mắt chứng kiến cảnh khách vô tư ngắt hoa trong vườn.
Dulichgo
Không chỉ ở cánh đồng hoa hướng dương mà tại vườn cải trắng, một số nơi cũng bị gót giày của du khách giẫm nát. "Mình ghé thăm một vườn cải trắng ngay gần nhà thờ Tu Tra - Đơn Dương. Trước khi vào, bác chủ vườn dặn các con vào chỗ lối mòn mấy người trước giẫm rồi nha, đừng giẫm thêm hoa của bác, nghe nói mà thương", Bích nhớ lại.
Tuy nhiên, một số du khách cho biết đây chỉ là một góc nhỏ so với diện tích hàng nghìn ha trồng hoa đang được mở cửa cho du khách tham quan. Tài khoản Quang Lợi Hong, một người làm dịch vụ chụp ảnh cho khách ở vườn hoa hướng dương chia sẻ: "Có một số người vô ý thức giẫm đạp và ngắt hoa nhưng là con số rất nhỏ so với vài nghìn lượt khách tham quan mỗi ngày". Anh cũng cho biết hoa ở đây còn rất tươi và đẹp, những bức ảnh trên chỉ như vạch lá tìm sâu.
< Một góc vườn hoa cải bị giẫm nát.
Cùng chung ý kiến, Hoàng Minh Nguyên, Hà Nội cho rằng không nên đánh đồng mọi du khách đều ý thức kém: "Tôi tin những ai nói bảo vệ thì họ sẽ có ý thức bảo vệ. Còn những người không ý thức mới đáng lên án".
Dulichgo
Cánh đồng hoa hướng dương ở xã Tu Tra thuộc quản lý của công ty Đà Lạt Milk được trồng để cung cấp nguồn thức ăn cho bò. Sau khi được nhiều người quan tâm, nơi đây mở cửa miễn phí cho du khách tham quan và chụp ảnh. Theo đại diện Đà Lạt Milk, công ty có bố trí hàng chục người đảm bảo an ninh, trật tự và hướng dẫn khách.
"Có thể trong lúc vui đùa, đi lại, khách vô tình làm gãy hoa nhưng điều này không làm ảnh hưởng đến cả cánh đồng bởi diện tích trồng của công ty rất rộng. Chúng tôi luôn tạo điều kiện để khách có thể thưởng ngoạn vẻ đẹp của hoa hướng dương", đại diện công ty cho biết đơn vị này bắt đầu thu hoạch hoa hướng dương từ hôm nay.
Theo Vy An (Vnexpress)
Du lịch, GO!
3 sắc hoa bung nở trên Đà Lạt
Hòn đảo du lịch nào sẽ gây sốt năm 2016?
(NLĐ) - Mỗi vùng biển đảo đều mang đến những nét đặc trưng bí ẩn riêng, thôi thúc trí tò mò và tính ham thích khám phá khi bạn đặt chân đến đây. Nam Du, Phú Quý, Thổ Chu, Điệp Sơn được dự đoán sẽ là 4 hòn đảo được những bạn trẻ đam mê du lịch tìm đến vào năm 2016.
Đảo Phú Quý
Phú Quý là một hòn đảo nhỏ nằm cách thành phố Phan Thiết khoảng 120km, ấn tượng đầu tiên của bạn khi đặt chân đến đây là khung cảnh rất hoang sơ và gần như chưa có sự đụng chạm của các dịch vụ du lịch chuyên nghiệp. Có lẽ vì thế mà Phú Quý đang dần trở thành cái tên hot hơn bao giờ hết trong đầu của các bạn trẻ yêu du lịch.
Không chỉ hấp dẫn du khách bởi nhiều nhiều bãi tắm như vịnh Triều Dương, bãi Doi Dừa, bãi Nhỏ – Gành Hang,.. mà Phú Quý còn có nhiều danh thắng cho bạn khám phá.
Là một hòn đảo nhỏ chỉ với diện tích 16 km² nhưng trên đảo có nhiều ngôi chùa, miếu, đền có kiến trúc từ lâu đời như: chùa Linh Quang, chùa Vạn An Thạnh ở xã Tam Thanh; dinh mộ Thầy Nại, miếu bà chúa Bàng Tranh ở xã Long Hải; ngôi chùa cổ Linh Sơn trên núi Cao Cát…
Đặc sản biển tại Phú Quý rất tươi, rất ngon nhưng giá cả lại phù hợp và phải chăng. Sáng sớm bạn có thể ra các chợ cá hay bắt canô ghé đến các hòn để xem tàu đánh cá cập bờ, tìm hiểu về những con thuyền làm nghề câu cá mập, hoặc nghề lặn bắt tôm hùm truyền thống, sau đó quay trở về các xóm chài để ăn sáng. Đương lúc hóng chuyện với ngư dân, bạn cũng có thể tranh thủ mua lấy mớ hải sản tươi vừa lên bờ, nhờ người dân chế biến theo ý thích, vừa rẻ, lại thơm ngon không chê vào đâu được.
Đảo Nam Du
Nam Du là một quần đảo với 21 hòn đảo lớn nhỏ, nằm ở phía Tây Nam của bản đồ hình chữ S thân thương. Là một quần đảo nhỏ thuộc hai xã An Sơn và Nam Du, thuộc huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, cách bờ biển Rạch Giá 65 hải lý, được mệnh danh là một Phú Quốc khác của Kiên Giang.
Dulichgo
Nam Du có rất nhiều địa điểm đẹp khiến du khách thích thú, theo đó những ngày đầu, bạn nên dành thời gian để khám phá các điểm như đồi Ma Thiên Lãnh, Hòn Nồm, Hòn Hai Bờ Đập, ngọn hải đăng…
Sau khi đã tham quan một vòng, bạn hãy tới Hòn Mấu, Hòn Dầu và bãi Cây Mến cắm trại để tận hưởng không khí trong lành của biển cả.
Ẩm thực ở Nam Du chủ yếu là hải sản tươi nên bạn có thể thỏa sức lựa chọn các món như cá canh xương nướng bẹ chuối, sò điệp nướng mỡ hành, mực trứng hấp gừng, canh chua cá bớp, khô cá… Quần đảo này chỉ có điện trong khoảng 8h30 – 13h và 15h30 – 23h hàng ngày. Do vậy bạn nên lưu ý để sạc điện thoại, máy ảnh và các thiết bị điện tử khác. Buổi tối ở đây không có nhiều hoạt động giải trí nên bạn hãy chuẩn bị các kế hoạch vui chơi để tránh cảm giác buồn tẻ.
Đảo Điệp Sơn
Là một trong những xã đảo còn khó khăn nhất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, thôn đảo Điệp Sơn với 83 hộ dân hiện vẫn đang sống trong điều kiện thiếu điện và nước sạch cho sinh hoạt.
Dulichgo
Điệp Sơn gồm 3 hòn đảo nhỏ, nằm chơi vơi trong vùng biển thuộc vịnh Vân Phong. Hành trình khám phá hòn đảo bắt đầu từ thị trấn Vạn Giã, sau khoảng một giờ đồng hồ lênh đênh trên biển, quần đảo Điệp Sơn xinh đẹp dần xuất hiện, cắt hình rõ nét trên đường chân trời.
Điều đặc biệt ở đảo Điệp Sơn chính là hành trình chinh phục con đường dưới biển vô cùng độc đáo và thú vị dài gần 700 mét, nối liền hòn đảo giữa với đảo Điệp Sơn lớn. Con đường uốn lượn, rộng khoảng 1 mét và nằm sâu dưới mặt nước biển trong xanh chưa đến nửa mét.
Đi bộ trên con đường này đem lại cảm giác vô cùng thích thú, xen lẫn hồi hộp và một chút sợ hãi khi bạn phải bước giữa đại dương bao la. Bạn có thể thỏa thích ngắm nhìn những đàn cá nhỏ tung tăng bơi lội hai bên, chốc chốc lại thấy những đàn cá nhảy tung lên khỏi mặt nước, hay giơ tay vẫy chào con thuyền đang chạy lướt qua.
Đảo Thổ Chu
Dulichgo
Mang nét đẹp của bãi biển hoang sơ, hàng dừa êm ả soi bóng và nụ cười thân thiện của ngư dân, nhưng đảo Thổ Chu chỉ tồn tại trong thuật ngữ du lịch bụi. Quần đảo Thổ Chu thuộc huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang gồm nhiều đảo lớn nhỏ, chìm nổi. Trong đó nổi bật với 8 đảo lớn với hình dáng, diện tích khác nhau là đảo Hòn Cao Cát, Hòn Mô, Hòn Cao, Hòn Từ, Hòn Nước, Hòn Keo Ngựa, Hòn Nhạn và Thổ Châu, người dân địa phương gọi là Thổ Chu. Quần đảo này nằm ở địa đầu Tây Nam của nước ta, cách mũi Cà Mau khoảng 160 km về phía Tây Bắc và cách thị xã Rạch Giá (Kiên Giang) khoảng 220 km.
Đến đảo Thổ Chu, bạn có thể tắm biển thỏa thích, lặn ngắm 99 loại san hô đã được xác định tại đây, tắm nắng, quan sát cuộc sống lúc nhộn nhịp khi tàu về hay nhóm bếp lửa ngay bờ biển, vừa đón những ngọn gió mặn vị biển, vừa thưởng thức hải sản tươi ngon, vừa nghe những câu chuyện bi hùng của đảo qua lời kể của những ngư dân lớn tuổi. Du khách cũng sẽ thấy ấm lòng với những nụ cười thân thiện của người dân, cái vòng tay lễ phép của các em học sinh vô tình bắt gặp trên đường, thấy thân quen và bình yên vô cùng.
Bạn cũng đừng quên tham quan ngọn hải đăng của đảo. Tuy không cao, tầm chiếu sáng chỉ dao động trong khoảng 12 hải lý nhưng ngọn hải đăng này tọa lạc tại một trong những nơi cao nhất của đảo (167m) nên đứng tại đó, bạn có thể quan sát gần như toàn bộ đảo Thổ Chu với những ngọn núi, mái nhà ẩn hiện dưới rặng dừa, với bãi biển hiền hoà và những chiếc thuyền thúng nối đuôi dài tít tắp. Hay nếu hướng nhìn ra biển, những chấm nhỏ li ti sẽ hiện nguyên hình là những chiếc tàu lớn đang lênh đênh giữa trời biển.
Theo T.H (Người Lao Động)
Du lịch, GO!
Đảo Phú Quý
Phú Quý là một hòn đảo nhỏ nằm cách thành phố Phan Thiết khoảng 120km, ấn tượng đầu tiên của bạn khi đặt chân đến đây là khung cảnh rất hoang sơ và gần như chưa có sự đụng chạm của các dịch vụ du lịch chuyên nghiệp. Có lẽ vì thế mà Phú Quý đang dần trở thành cái tên hot hơn bao giờ hết trong đầu của các bạn trẻ yêu du lịch.
Không chỉ hấp dẫn du khách bởi nhiều nhiều bãi tắm như vịnh Triều Dương, bãi Doi Dừa, bãi Nhỏ – Gành Hang,.. mà Phú Quý còn có nhiều danh thắng cho bạn khám phá.
Là một hòn đảo nhỏ chỉ với diện tích 16 km² nhưng trên đảo có nhiều ngôi chùa, miếu, đền có kiến trúc từ lâu đời như: chùa Linh Quang, chùa Vạn An Thạnh ở xã Tam Thanh; dinh mộ Thầy Nại, miếu bà chúa Bàng Tranh ở xã Long Hải; ngôi chùa cổ Linh Sơn trên núi Cao Cát…
Đặc sản biển tại Phú Quý rất tươi, rất ngon nhưng giá cả lại phù hợp và phải chăng. Sáng sớm bạn có thể ra các chợ cá hay bắt canô ghé đến các hòn để xem tàu đánh cá cập bờ, tìm hiểu về những con thuyền làm nghề câu cá mập, hoặc nghề lặn bắt tôm hùm truyền thống, sau đó quay trở về các xóm chài để ăn sáng. Đương lúc hóng chuyện với ngư dân, bạn cũng có thể tranh thủ mua lấy mớ hải sản tươi vừa lên bờ, nhờ người dân chế biến theo ý thích, vừa rẻ, lại thơm ngon không chê vào đâu được.
Đảo Nam Du
Nam Du là một quần đảo với 21 hòn đảo lớn nhỏ, nằm ở phía Tây Nam của bản đồ hình chữ S thân thương. Là một quần đảo nhỏ thuộc hai xã An Sơn và Nam Du, thuộc huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, cách bờ biển Rạch Giá 65 hải lý, được mệnh danh là một Phú Quốc khác của Kiên Giang.
Dulichgo
Nam Du có rất nhiều địa điểm đẹp khiến du khách thích thú, theo đó những ngày đầu, bạn nên dành thời gian để khám phá các điểm như đồi Ma Thiên Lãnh, Hòn Nồm, Hòn Hai Bờ Đập, ngọn hải đăng…
Sau khi đã tham quan một vòng, bạn hãy tới Hòn Mấu, Hòn Dầu và bãi Cây Mến cắm trại để tận hưởng không khí trong lành của biển cả.
Ẩm thực ở Nam Du chủ yếu là hải sản tươi nên bạn có thể thỏa sức lựa chọn các món như cá canh xương nướng bẹ chuối, sò điệp nướng mỡ hành, mực trứng hấp gừng, canh chua cá bớp, khô cá… Quần đảo này chỉ có điện trong khoảng 8h30 – 13h và 15h30 – 23h hàng ngày. Do vậy bạn nên lưu ý để sạc điện thoại, máy ảnh và các thiết bị điện tử khác. Buổi tối ở đây không có nhiều hoạt động giải trí nên bạn hãy chuẩn bị các kế hoạch vui chơi để tránh cảm giác buồn tẻ.
Đảo Điệp Sơn
Là một trong những xã đảo còn khó khăn nhất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, thôn đảo Điệp Sơn với 83 hộ dân hiện vẫn đang sống trong điều kiện thiếu điện và nước sạch cho sinh hoạt.
Dulichgo
Điệp Sơn gồm 3 hòn đảo nhỏ, nằm chơi vơi trong vùng biển thuộc vịnh Vân Phong. Hành trình khám phá hòn đảo bắt đầu từ thị trấn Vạn Giã, sau khoảng một giờ đồng hồ lênh đênh trên biển, quần đảo Điệp Sơn xinh đẹp dần xuất hiện, cắt hình rõ nét trên đường chân trời.
Điều đặc biệt ở đảo Điệp Sơn chính là hành trình chinh phục con đường dưới biển vô cùng độc đáo và thú vị dài gần 700 mét, nối liền hòn đảo giữa với đảo Điệp Sơn lớn. Con đường uốn lượn, rộng khoảng 1 mét và nằm sâu dưới mặt nước biển trong xanh chưa đến nửa mét.
Đi bộ trên con đường này đem lại cảm giác vô cùng thích thú, xen lẫn hồi hộp và một chút sợ hãi khi bạn phải bước giữa đại dương bao la. Bạn có thể thỏa thích ngắm nhìn những đàn cá nhỏ tung tăng bơi lội hai bên, chốc chốc lại thấy những đàn cá nhảy tung lên khỏi mặt nước, hay giơ tay vẫy chào con thuyền đang chạy lướt qua.
Đảo Thổ Chu
Dulichgo
Mang nét đẹp của bãi biển hoang sơ, hàng dừa êm ả soi bóng và nụ cười thân thiện của ngư dân, nhưng đảo Thổ Chu chỉ tồn tại trong thuật ngữ du lịch bụi. Quần đảo Thổ Chu thuộc huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang gồm nhiều đảo lớn nhỏ, chìm nổi. Trong đó nổi bật với 8 đảo lớn với hình dáng, diện tích khác nhau là đảo Hòn Cao Cát, Hòn Mô, Hòn Cao, Hòn Từ, Hòn Nước, Hòn Keo Ngựa, Hòn Nhạn và Thổ Châu, người dân địa phương gọi là Thổ Chu. Quần đảo này nằm ở địa đầu Tây Nam của nước ta, cách mũi Cà Mau khoảng 160 km về phía Tây Bắc và cách thị xã Rạch Giá (Kiên Giang) khoảng 220 km.
Đến đảo Thổ Chu, bạn có thể tắm biển thỏa thích, lặn ngắm 99 loại san hô đã được xác định tại đây, tắm nắng, quan sát cuộc sống lúc nhộn nhịp khi tàu về hay nhóm bếp lửa ngay bờ biển, vừa đón những ngọn gió mặn vị biển, vừa thưởng thức hải sản tươi ngon, vừa nghe những câu chuyện bi hùng của đảo qua lời kể của những ngư dân lớn tuổi. Du khách cũng sẽ thấy ấm lòng với những nụ cười thân thiện của người dân, cái vòng tay lễ phép của các em học sinh vô tình bắt gặp trên đường, thấy thân quen và bình yên vô cùng.
Bạn cũng đừng quên tham quan ngọn hải đăng của đảo. Tuy không cao, tầm chiếu sáng chỉ dao động trong khoảng 12 hải lý nhưng ngọn hải đăng này tọa lạc tại một trong những nơi cao nhất của đảo (167m) nên đứng tại đó, bạn có thể quan sát gần như toàn bộ đảo Thổ Chu với những ngọn núi, mái nhà ẩn hiện dưới rặng dừa, với bãi biển hiền hoà và những chiếc thuyền thúng nối đuôi dài tít tắp. Hay nếu hướng nhìn ra biển, những chấm nhỏ li ti sẽ hiện nguyên hình là những chiếc tàu lớn đang lênh đênh giữa trời biển.
Theo T.H (Người Lao Động)
Du lịch, GO!
Về Sóc Trăng xem lễ hội Ok Om Bok
(BCT) - Người Khmer Nam bộ có nhiều lễ hội, trong đó có Lễ hội Ok-Om-Bok và đua ghe ngo truyền thống. Hằng năm cứ vào ngày 14- 15 tháng 10 âm lịch theo Phật lịch Nam tông (năm nay, nhằm ngày 24- 25-11- 2015), đồng bào Khmer Nam bộ nói chung, Sóc Trăng nói riêng, lại tưng bừng tổ chức Lễ hội Ok-Om-Bok còn gọi là lễ Cúng Trăng (Pithi thvay pras-chanh) hay "Đút cốm dẹp".
< Nghi thức Lễ cúng trăng- lễ chính trong Lễ hội Ok-Om-Bok của người Khmer Nam bộ.
Lễ hội truyền thống này của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ đã được Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. Đây là lễ hội tưng bừng nhất và được chờ đợi nhiều nhất trong năm.
Nét đẹp văn hóa lễ Cúng trăng
Lễ Cúng Trăng là nghi lễ chính trong Lễ hội Ok-Om-Bok, được tổ chức đúng vào đêm rằm tháng 10 âm lịch tại khuôn viên chùa, trong từng nhà dân hay tập trung tổ chức ở một nơi rộng rãi. Lễ hội Ok-Om-Bok mang ý nghĩa mừng cơm mới vào những ngày trăng sáng. Mưa gió chấm dứt, nước từ từ rút xuống mở đầu cho một mùa khô ráo sau những ngày lao động miệt mài trên đồng ruộng, đồng thời cũng là dịp tưởng nhớ đến công ơn Mặt trăng vì theo quan niệm của người Khmer, Mặt trăng như vị thần điều tiết mùa màng giúp trúng mùa, làm ăn khá giả. Lễ vật cúng Trăng gồm cốm dẹp, khoai lang, khoai lùn, trái cây, bánh in, bánh pía… được bà con phum sóc chuẩn bị cả tháng trước khi diễn ra lễ. Người Khmer lấy lúa nếp quết thành cốm dẹp, tiếng quết cốm thình thịch ngày đêm. Khi trăng lên cao cũng là lúc bà con phum sóc hướng về mặt trăng tiến hành làm lễ. Dulichgo
Theo ông Sơn Lương, nhà nghiên cứu văn hóa Khmer Sóc Trăng, để chuẩn bị cho lễ cúng trăng, người Khmer thường làm một chiếc cổng bằng tre có trang trí hoa lá; trên cổng giăng một dây trầu gồm 12 lá trầu cuốn tròn tượng trưng cho 12 tháng trong năm và một dây cau gồm 7 trái chẻ vỏ ra như hai cánh con ong, tượng trưng cho 7 ngày trong tuần. Ngày nay lễ cúng đơn giản hơn, chỉ cần đem bày các lễ vật cúng lên bàn. "Ngoài cốm dẹp là thức cúng bắt buộc còn có trái dừa tươi, chuối, khoai lang, bánh kẹo và trái cây… chung quanh, người ta cắm đèn cầy và nhang. Buổi tối chuẩn bị xong, mọi người trải chiếu ngồi chắp tay quay mặt về phía Mặt trăng để chờ làm lễ"- nhà nghiên cứu Sơn Lương nói.
Đúng lúc Mặt trăng lên cao tỏa ánh sáng vằng vặc thì đốt nhang đèn, rót trà. Nếu cúng ở chùa thì Acha làm chủ lễ; nếu cúng tại nhà thì chủ lễ là người lớn tuổi nhất. Chủ lễ khấn vái, nói lên lòng biết ơn của bà con đối với Mặt trăng, xin Mặt trăng tiếp nhận những lễ vật do bà con dâng cúng; ban cho mọi người sức khỏe dồi dào, cho mưa thuận gió hòa, cho năm tới trúng mùa, cho cuộc sống no đủ, hạnh phúc. Sau khi cúng xong, chủ lễ tập trung trẻ em lại ngồi xếp bằng, chắp tay nhìn về hướng Mặt trăng.
< Múa dân gian đón mừng Lễ hội Ok-Om-Bok và đua ghe Ngo truyền thống của người Khmer Sóc Trăng.
Dulichgo
Chủ lễ sẽ lấy cốm dẹp và các đồ cúng khác, mỗi thứ một ít đút vào miệng trẻ em và hỏi bọn trẻ mong ước gì. Trẻ em sẽ nói ước nguyện của mình và chủ lễ khuyên dạy các em phải chăm ngoan, học hành giỏi giang để giúp ích cho đời… Xong lễ cúng trăng, mọi người tay bắt mặt mừng chúc nhau những điều tốt đẹp nhất; suốt đêm trai trẻ phum sóc vui chơi nhảy múa Lâmvông, Sadăm... kết thúc Lễ hội Ok-Om-Bok.
Theo truyền thống của người Khmer, trong lễ cúng trăng, đồng bào Khmer thường tổ chức thả đèn nước (hoa đăng) vào ban đêm gọi là "Lôi protip". Từ xa xưa, tục thả đèn nước mang tính chất tôn giáo, và cũng để dân làng tạ lỗi với thần đất và thần nước… Ngoài ra, đây cũng là dịp để mọi người được ngắm lại cái đẹp, cái rực rỡ của chiếc đèn trôi trên dòng sông trong đêm lễ hội, như nhắc nhở mọi người hãy ra sức bảo vệ môi trường nước, môi trường sinh thái.
Đèn nước có cấu tạo như một ngôi đền, làm bằng thân và bẹ chuối, có trang trí hoa văn, trên mui đèn có treo cờ phướn. Lễ Cúng Trăng là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Khmer Nam bộ. Đó là mong ước ngàn đời không chỉ của riêng đồng bào dân tộc Khmer mà còn là ước vọng chính đáng của các dân tộc, của nhân loại.
Hấp dẫn đua ghe ngo truyền thống
Vào thời khắc chuẩn bị đón Lễ hội Ok-Om-Bok, đến chùa chiền, các phum sóc có đông đồng bào Khmer, khách dễ bị cuốn vào cảnh náo nhiệt. Tiếng chiêng, trống vang xa, tu huýt, phiêng la thúc giục, điệu múa Lâm vong lắc lư, nhạc ngũ âm quyến rũ... như mời gọi mọi người cùng về xem đua ghe Ngo truyền thống của đồng bào Khmer Sóc Trăng.
Đua ghe Ngo là dịp bà con Khmer vui chơi sau những ngày lao động vất vả. Chùa có ghe Ngo đều được bảo dưỡng cẩn trọng. Hàng năm, vào dịp rằm tháng 10, thuyền được trang trí đẹp, treo đèn kết hoa, hạ thủy chuẩn bị tập luyện tham gia cuộc đua.
Dulichgo
Các chùa phải chuẩn bị cho ngày hội đua ghe Ngo trước đó cả tháng, từ tuyển chọn các tay bơi là những chàng trai Khmer khỏe mạnh trong các phum sóc, cho đến tập dượt để sức dẻo dai, bơi đều nhịp mái chèo. Ghe Ngo dài 25- 30m, rộng 1- 1,4m, có đóng nhiều thanh ngang vừa cho hai tay bơi ngồi theo từng cặp suốt chiều dài ghe. Mỗi ghe đua thường có 46- 60 người. Người điều khiển nhịp chèo ngồi trước mũi ghe thường là vị chức sắc hay người lớn tuổi, được nể trọng trong bổn sóc, có kinh nghiệm đua ghe lâu năm. Người đứng giữa ghe thổi còi phụ họa theo nhịp bơi của người điều khiển và 5- 6 người bơi lái ghe.
Dầm bơi gọi là chro-hoa, làm bằng gỗ nhẹ, dẻo, không thấm nước, bản rộng, mỏng và tròn dần về cán. Mỗi chiếc ghe Ngo có những biểu tượng khác nhau, thường là khala (con cọp), rồng, sư tử, cá pon-co… Đua ghe Ngo thường hai chiếc (một cặp), thi đấu 1.200m đối với nam, 800m đối với nữ. Vào ngày đua, cả một đoạn sông chật kín người hai bên bờ, tiếng trống, cùng dàn nhạc ngũ âm, tiếng còi rộn rã từng hồi. Khi một hồi còi hiệu lệnh xuất phát, từng cặp ghe đua phóng nhanh về đích. Tiếng trống, tiếng loa vang vang hòa trong tiếng reo hò vỗ tay cổ vũ náo động cả mặt sông.
Dulichgo
Về các phum sóc Sóc Trăng hôm nay, dễ dàng cảm nhận được sự đổi thay và phát triển của người Khmer qua từng câu hát Dù kê, điệu múa dân gian truyền thống, qua nét mặt hồ hởi, ánh mắt tràn đầy niềm tin, cuộc sống ấm no hơn. Lễ hội Ok-Om-Bok cũng là dịp để các đôi nam nữ thanh niên trong phum sóc tìm hiểu và vui chơi với nhau. Tất cả diễn ra trong khung cảnh thanh bình, no ấm thể hiện cuộc sống mới ngày càng sung túc của người Khmer.
Theo Phương Nghi (Báo Cần Thơ)
Du lịch, GO!
< Nghi thức Lễ cúng trăng- lễ chính trong Lễ hội Ok-Om-Bok của người Khmer Nam bộ.
Lễ hội truyền thống này của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ đã được Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. Đây là lễ hội tưng bừng nhất và được chờ đợi nhiều nhất trong năm.
Nét đẹp văn hóa lễ Cúng trăng
Lễ Cúng Trăng là nghi lễ chính trong Lễ hội Ok-Om-Bok, được tổ chức đúng vào đêm rằm tháng 10 âm lịch tại khuôn viên chùa, trong từng nhà dân hay tập trung tổ chức ở một nơi rộng rãi. Lễ hội Ok-Om-Bok mang ý nghĩa mừng cơm mới vào những ngày trăng sáng. Mưa gió chấm dứt, nước từ từ rút xuống mở đầu cho một mùa khô ráo sau những ngày lao động miệt mài trên đồng ruộng, đồng thời cũng là dịp tưởng nhớ đến công ơn Mặt trăng vì theo quan niệm của người Khmer, Mặt trăng như vị thần điều tiết mùa màng giúp trúng mùa, làm ăn khá giả. Lễ vật cúng Trăng gồm cốm dẹp, khoai lang, khoai lùn, trái cây, bánh in, bánh pía… được bà con phum sóc chuẩn bị cả tháng trước khi diễn ra lễ. Người Khmer lấy lúa nếp quết thành cốm dẹp, tiếng quết cốm thình thịch ngày đêm. Khi trăng lên cao cũng là lúc bà con phum sóc hướng về mặt trăng tiến hành làm lễ. Dulichgo
Theo ông Sơn Lương, nhà nghiên cứu văn hóa Khmer Sóc Trăng, để chuẩn bị cho lễ cúng trăng, người Khmer thường làm một chiếc cổng bằng tre có trang trí hoa lá; trên cổng giăng một dây trầu gồm 12 lá trầu cuốn tròn tượng trưng cho 12 tháng trong năm và một dây cau gồm 7 trái chẻ vỏ ra như hai cánh con ong, tượng trưng cho 7 ngày trong tuần. Ngày nay lễ cúng đơn giản hơn, chỉ cần đem bày các lễ vật cúng lên bàn. "Ngoài cốm dẹp là thức cúng bắt buộc còn có trái dừa tươi, chuối, khoai lang, bánh kẹo và trái cây… chung quanh, người ta cắm đèn cầy và nhang. Buổi tối chuẩn bị xong, mọi người trải chiếu ngồi chắp tay quay mặt về phía Mặt trăng để chờ làm lễ"- nhà nghiên cứu Sơn Lương nói.
Đúng lúc Mặt trăng lên cao tỏa ánh sáng vằng vặc thì đốt nhang đèn, rót trà. Nếu cúng ở chùa thì Acha làm chủ lễ; nếu cúng tại nhà thì chủ lễ là người lớn tuổi nhất. Chủ lễ khấn vái, nói lên lòng biết ơn của bà con đối với Mặt trăng, xin Mặt trăng tiếp nhận những lễ vật do bà con dâng cúng; ban cho mọi người sức khỏe dồi dào, cho mưa thuận gió hòa, cho năm tới trúng mùa, cho cuộc sống no đủ, hạnh phúc. Sau khi cúng xong, chủ lễ tập trung trẻ em lại ngồi xếp bằng, chắp tay nhìn về hướng Mặt trăng.
< Múa dân gian đón mừng Lễ hội Ok-Om-Bok và đua ghe Ngo truyền thống của người Khmer Sóc Trăng.
Dulichgo
Chủ lễ sẽ lấy cốm dẹp và các đồ cúng khác, mỗi thứ một ít đút vào miệng trẻ em và hỏi bọn trẻ mong ước gì. Trẻ em sẽ nói ước nguyện của mình và chủ lễ khuyên dạy các em phải chăm ngoan, học hành giỏi giang để giúp ích cho đời… Xong lễ cúng trăng, mọi người tay bắt mặt mừng chúc nhau những điều tốt đẹp nhất; suốt đêm trai trẻ phum sóc vui chơi nhảy múa Lâmvông, Sadăm... kết thúc Lễ hội Ok-Om-Bok.
Theo truyền thống của người Khmer, trong lễ cúng trăng, đồng bào Khmer thường tổ chức thả đèn nước (hoa đăng) vào ban đêm gọi là "Lôi protip". Từ xa xưa, tục thả đèn nước mang tính chất tôn giáo, và cũng để dân làng tạ lỗi với thần đất và thần nước… Ngoài ra, đây cũng là dịp để mọi người được ngắm lại cái đẹp, cái rực rỡ của chiếc đèn trôi trên dòng sông trong đêm lễ hội, như nhắc nhở mọi người hãy ra sức bảo vệ môi trường nước, môi trường sinh thái.
Đèn nước có cấu tạo như một ngôi đền, làm bằng thân và bẹ chuối, có trang trí hoa văn, trên mui đèn có treo cờ phướn. Lễ Cúng Trăng là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Khmer Nam bộ. Đó là mong ước ngàn đời không chỉ của riêng đồng bào dân tộc Khmer mà còn là ước vọng chính đáng của các dân tộc, của nhân loại.
Hấp dẫn đua ghe ngo truyền thống
Vào thời khắc chuẩn bị đón Lễ hội Ok-Om-Bok, đến chùa chiền, các phum sóc có đông đồng bào Khmer, khách dễ bị cuốn vào cảnh náo nhiệt. Tiếng chiêng, trống vang xa, tu huýt, phiêng la thúc giục, điệu múa Lâm vong lắc lư, nhạc ngũ âm quyến rũ... như mời gọi mọi người cùng về xem đua ghe Ngo truyền thống của đồng bào Khmer Sóc Trăng.
Đua ghe Ngo là dịp bà con Khmer vui chơi sau những ngày lao động vất vả. Chùa có ghe Ngo đều được bảo dưỡng cẩn trọng. Hàng năm, vào dịp rằm tháng 10, thuyền được trang trí đẹp, treo đèn kết hoa, hạ thủy chuẩn bị tập luyện tham gia cuộc đua.
Dulichgo
Các chùa phải chuẩn bị cho ngày hội đua ghe Ngo trước đó cả tháng, từ tuyển chọn các tay bơi là những chàng trai Khmer khỏe mạnh trong các phum sóc, cho đến tập dượt để sức dẻo dai, bơi đều nhịp mái chèo. Ghe Ngo dài 25- 30m, rộng 1- 1,4m, có đóng nhiều thanh ngang vừa cho hai tay bơi ngồi theo từng cặp suốt chiều dài ghe. Mỗi ghe đua thường có 46- 60 người. Người điều khiển nhịp chèo ngồi trước mũi ghe thường là vị chức sắc hay người lớn tuổi, được nể trọng trong bổn sóc, có kinh nghiệm đua ghe lâu năm. Người đứng giữa ghe thổi còi phụ họa theo nhịp bơi của người điều khiển và 5- 6 người bơi lái ghe.
Dầm bơi gọi là chro-hoa, làm bằng gỗ nhẹ, dẻo, không thấm nước, bản rộng, mỏng và tròn dần về cán. Mỗi chiếc ghe Ngo có những biểu tượng khác nhau, thường là khala (con cọp), rồng, sư tử, cá pon-co… Đua ghe Ngo thường hai chiếc (một cặp), thi đấu 1.200m đối với nam, 800m đối với nữ. Vào ngày đua, cả một đoạn sông chật kín người hai bên bờ, tiếng trống, cùng dàn nhạc ngũ âm, tiếng còi rộn rã từng hồi. Khi một hồi còi hiệu lệnh xuất phát, từng cặp ghe đua phóng nhanh về đích. Tiếng trống, tiếng loa vang vang hòa trong tiếng reo hò vỗ tay cổ vũ náo động cả mặt sông.
Dulichgo
Về các phum sóc Sóc Trăng hôm nay, dễ dàng cảm nhận được sự đổi thay và phát triển của người Khmer qua từng câu hát Dù kê, điệu múa dân gian truyền thống, qua nét mặt hồ hởi, ánh mắt tràn đầy niềm tin, cuộc sống ấm no hơn. Lễ hội Ok-Om-Bok cũng là dịp để các đôi nam nữ thanh niên trong phum sóc tìm hiểu và vui chơi với nhau. Tất cả diễn ra trong khung cảnh thanh bình, no ấm thể hiện cuộc sống mới ngày càng sung túc của người Khmer.
Theo Phương Nghi (Báo Cần Thơ)
Du lịch, GO!
Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015
Từ tượng Hai Bà đến tượng Trần Hưng Đạo...
(TNO) - Tượng Trần Hưng Đạo ở công trường Mê Linh là minh chứng cho sự năng động của Sài Gòn và là chốn hẹn hò của đôi lứa ở bến Bạch Đằng nhìn ra sông Sài Gòn đầy thơ mộng.
< Tượng Trần Hưng Đạo trở thành nơi chứng minh cho sự năng động, phát triển của Sài Gòn.
Tượng Trần Hưng Đạo nằm ở công trường Mê Linh, quận 1. Thời Pháp thuộc, công trường này được đặt theo tên Đô đốc thủy quân người Pháp và từng là Thống đốc Nam Kỳ, Rigault de Genouilly. Ban đầu tượng của vị đô đốc thủy quân cũng được đặt nơi đây.
Thay thế tượng Hai Bà
< Ban đầu nơi đây đặt tượng đô đốc người Pháp Rigault de Genouilly.
Năm 1955, ngày lễ Hai Bà Trưng được công nhận là ngày lễ chính thức ở miền Nam. Tháng 3.1962, chính phủ Ngô Đình Điệm khánh thành tượng Hai Bà Trưng ở công trường Mê Linh để vinh danh Hai Bà. Người dân Sài Gòn lúc đó vẫn quen gọi là tượng Hai Bà. Tượng do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ vẽ và điêu khắc Nguyễn Văn Thế thực hiện.
Tượng Hai Bà Trưng được dựng trên một bệ cao ba chân, phía trước là đầu và vòi voi, tiếp nữa là hai chân voi. Tượng được giới điêu khắc đánh giá rất đẹp, nét điêu khắc đặc sắc và mới mẻ. Khi khánh thành tượng này, bà Trần Lê Xuân - phu nhân của cố vấn Ngô Đình Nhu - với tư cách là chủ tịch của Hội Phụ nữ liên đới tới cắt băng khánh thành.
< Năm 1962, tượng Hai Bà Trưng được đặt ở đây.
Dulichgo
Tuy nhiên, do cách điêu khắc quá mới mẻ nên sau khi khánh thành, nhiều người dân Sài Gòn thấy tượng Hai Bà có nét phảng phất giống mẹ con bà Trần Lê Xuân. Nên sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ, một số người đã tập trung ở công trường giật đổ tượng Hai Bà như muốn xóa bỏ “dấu tích” của phu nhân cố vấn tổng thống. Nhiều người chứng kiến vụ giật đổ kể đầu hai pho tượng sau đó được bỏ lên xích lô đem đi diễu hành khắp phố, rồi không biết thất lạc nơi đâu. Từ năm 1963 đến 1967, bệ voi vẫn nằm ở công trường nhưng không có tượng nào được trưng trên đó.
Sau này, có một thời gian công trường Mê Linh được giao cho hải quân nên được đổi thành công trường Bạch Đằng. Đây vừa là quân cảng vừa là bến sông tiếp nhận tàu bè từ cảng Sài Gòn. Chuyện dựng tượng Trần Hưng Đạo cũng có nhiều câu chuyện thú vị xoay quanh. Bởi ít người biết rằng bức tượng Trần Hưng Đạo nổi tiếng ở Sài Gòn suốt gần 50 năm qua lại là tác phẩm đầu tay của Phạm Thông - một chàng trai mới vừa tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Sài Gòn.
< Tượng Trần Hưng Đạo trước năm 1975.
Dulichgo
Sau này, kể với báo chí, nhà điêu khắc Phạm Thông cho biết năm 1967, khi ông mới 24 tuổi, binh chủng hải quân của Việt Nam Cộng hòa kết hợp với Hội Đức Thánh Trần tổ chức cuộc thi tạc tượng Trần Hưng Đạo để đặt ở vị trí công trường Mê Linh thay cho tượng Hai Bà Trưng bị phá hủy trước đó. Ban đầu đồ án của ông là tượng ngồi nghiên cứu binh thư yếu lược. Nhưng khi bắt tay vào thiết kế, ý tưởng Hưng Đạo Đại Vương đứng trên cao chỉ xuống sông Sài Gòn ở vị trí bến Bạch Đằng như bây giờ thuyết phục được Phạm Thông. Cuộc thi đó có 13 đồ án tham dự và cuối cùng điêu khắc gia Phạm Thông thắng giải.
Sài Gòn năng động và thơ mộng
Bức tượng Hưng Đạo Đại Vương cao gần 6 m, đứng trên một bục lăng trụ tam giác cao gần 10 m. Trụ tam giác này tận dụng vị trí kiềng ba chân đã đặt tượng Hai Bà Trưng trước đó. Mẫu tượng do Phạm Thông thiết kế là vị Đại tướng trong y phục võ tướng, một tay tì lên đốc kiếm, một tay chỉ xuống sông và nói: “Phen này nếu ta không phá xong giặc Nguyên, thề không bao giờ trở lại khúc sông này nữa”. Chính hình ảnh oai hung và tinh thần chống giặc xâm lăng mà Phạm Thông đưa ra đã thuyết phục ban tổ chức dù rằng cuộc thi đó nhiều điêu khắc gia nổi tiếng và hơn tài ông tham dự.
< Tượng Trần Hưng Đạo hiện nay. Nơi đây minh chứng cho sự phát triển của Sài Gòn khi rất nhiều cao ốc được xây dựng.
Trong hồi ức của mình, nhà văn Phan Lạc Tiếp cho biết ngay cả điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu - người nổi tiếng với tượng Tiếc Thương - cũng tham dự cuộc thi tạc tượng Trần Hưng Đạo. Ý tưởng của điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu là một mẫu tượng Đại tướng trong tư thế ngồi, tay trái đè lên đốc kiếm tay phải cầm cuốn sách, được coi như binh thư. Đại tướng quân hướng mắt về phương bắc, vừa là biểu tượng của người đi biển hướng về sao Bắc đẩu, vừa là nỗi lo âu muôn đời của người Việt về giữ yên bờ cõi biên cương biển trời. Rất tiếc mẫu thiết kế này không được chọn khiến điêu khắc gia nổi tiếng này rất buồn.
< Đây còn là nơi có nhiều du khách nước ngoài đến tham quan.
Phạm Thông kể lại những người chủ trì việc dựng tượng yêu cầu ông làm việc rất nghiêm túc. Thay vì thời gian thực hiện đồ án chỉ vài tháng cuối cùng kéo dài tới gần 1 năm. Ngày khánh thành tượng, 5 giờ sáng, ông còn phải trèo lên tượng đục đẽo, sửa chữa cho tượng đạt yêu cầu.
Dulichgo
Niềm hạnh phúc của điêu khắc gia Phạm Thông là sau này có hai phiên bản tượng Trần Hưng Đạo được đúc để gắn ở Quy Nhơn, Vũng Tàu. Sau năm 1975, nhà điêu khắc Phạm Thông sang Mỹ định cư.
Còn về tượng Trần Hưng Đạo ở Sài Gòn sau khi hoàn thành nhanh chóng được người dân đón nhận. Công trường Mê Linh những năm về sau không chỉ nổi tiếng khi đây chính là minh chứng cho sự năng động của Sài Gòn khi các tòa nhà cao tầng đua nhau chen chúc mà còn là chốn hẹn hò của đôi lứa ở bến Bạch Đằng nhìn ra sông Sài Gòn đầy thơ mộng.
Theo Trung Hiếu (Báo Thanh Niên)
Du lịch, GO!
< Tượng Trần Hưng Đạo trở thành nơi chứng minh cho sự năng động, phát triển của Sài Gòn.
Tượng Trần Hưng Đạo nằm ở công trường Mê Linh, quận 1. Thời Pháp thuộc, công trường này được đặt theo tên Đô đốc thủy quân người Pháp và từng là Thống đốc Nam Kỳ, Rigault de Genouilly. Ban đầu tượng của vị đô đốc thủy quân cũng được đặt nơi đây.
Thay thế tượng Hai Bà
< Ban đầu nơi đây đặt tượng đô đốc người Pháp Rigault de Genouilly.
Năm 1955, ngày lễ Hai Bà Trưng được công nhận là ngày lễ chính thức ở miền Nam. Tháng 3.1962, chính phủ Ngô Đình Điệm khánh thành tượng Hai Bà Trưng ở công trường Mê Linh để vinh danh Hai Bà. Người dân Sài Gòn lúc đó vẫn quen gọi là tượng Hai Bà. Tượng do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ vẽ và điêu khắc Nguyễn Văn Thế thực hiện.
Tượng Hai Bà Trưng được dựng trên một bệ cao ba chân, phía trước là đầu và vòi voi, tiếp nữa là hai chân voi. Tượng được giới điêu khắc đánh giá rất đẹp, nét điêu khắc đặc sắc và mới mẻ. Khi khánh thành tượng này, bà Trần Lê Xuân - phu nhân của cố vấn Ngô Đình Nhu - với tư cách là chủ tịch của Hội Phụ nữ liên đới tới cắt băng khánh thành.
< Năm 1962, tượng Hai Bà Trưng được đặt ở đây.
Dulichgo
Tuy nhiên, do cách điêu khắc quá mới mẻ nên sau khi khánh thành, nhiều người dân Sài Gòn thấy tượng Hai Bà có nét phảng phất giống mẹ con bà Trần Lê Xuân. Nên sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ, một số người đã tập trung ở công trường giật đổ tượng Hai Bà như muốn xóa bỏ “dấu tích” của phu nhân cố vấn tổng thống. Nhiều người chứng kiến vụ giật đổ kể đầu hai pho tượng sau đó được bỏ lên xích lô đem đi diễu hành khắp phố, rồi không biết thất lạc nơi đâu. Từ năm 1963 đến 1967, bệ voi vẫn nằm ở công trường nhưng không có tượng nào được trưng trên đó.
Sau này, có một thời gian công trường Mê Linh được giao cho hải quân nên được đổi thành công trường Bạch Đằng. Đây vừa là quân cảng vừa là bến sông tiếp nhận tàu bè từ cảng Sài Gòn. Chuyện dựng tượng Trần Hưng Đạo cũng có nhiều câu chuyện thú vị xoay quanh. Bởi ít người biết rằng bức tượng Trần Hưng Đạo nổi tiếng ở Sài Gòn suốt gần 50 năm qua lại là tác phẩm đầu tay của Phạm Thông - một chàng trai mới vừa tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Sài Gòn.
< Tượng Trần Hưng Đạo trước năm 1975.
Dulichgo
Sau này, kể với báo chí, nhà điêu khắc Phạm Thông cho biết năm 1967, khi ông mới 24 tuổi, binh chủng hải quân của Việt Nam Cộng hòa kết hợp với Hội Đức Thánh Trần tổ chức cuộc thi tạc tượng Trần Hưng Đạo để đặt ở vị trí công trường Mê Linh thay cho tượng Hai Bà Trưng bị phá hủy trước đó. Ban đầu đồ án của ông là tượng ngồi nghiên cứu binh thư yếu lược. Nhưng khi bắt tay vào thiết kế, ý tưởng Hưng Đạo Đại Vương đứng trên cao chỉ xuống sông Sài Gòn ở vị trí bến Bạch Đằng như bây giờ thuyết phục được Phạm Thông. Cuộc thi đó có 13 đồ án tham dự và cuối cùng điêu khắc gia Phạm Thông thắng giải.
Sài Gòn năng động và thơ mộng
Bức tượng Hưng Đạo Đại Vương cao gần 6 m, đứng trên một bục lăng trụ tam giác cao gần 10 m. Trụ tam giác này tận dụng vị trí kiềng ba chân đã đặt tượng Hai Bà Trưng trước đó. Mẫu tượng do Phạm Thông thiết kế là vị Đại tướng trong y phục võ tướng, một tay tì lên đốc kiếm, một tay chỉ xuống sông và nói: “Phen này nếu ta không phá xong giặc Nguyên, thề không bao giờ trở lại khúc sông này nữa”. Chính hình ảnh oai hung và tinh thần chống giặc xâm lăng mà Phạm Thông đưa ra đã thuyết phục ban tổ chức dù rằng cuộc thi đó nhiều điêu khắc gia nổi tiếng và hơn tài ông tham dự.
< Tượng Trần Hưng Đạo hiện nay. Nơi đây minh chứng cho sự phát triển của Sài Gòn khi rất nhiều cao ốc được xây dựng.
Trong hồi ức của mình, nhà văn Phan Lạc Tiếp cho biết ngay cả điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu - người nổi tiếng với tượng Tiếc Thương - cũng tham dự cuộc thi tạc tượng Trần Hưng Đạo. Ý tưởng của điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu là một mẫu tượng Đại tướng trong tư thế ngồi, tay trái đè lên đốc kiếm tay phải cầm cuốn sách, được coi như binh thư. Đại tướng quân hướng mắt về phương bắc, vừa là biểu tượng của người đi biển hướng về sao Bắc đẩu, vừa là nỗi lo âu muôn đời của người Việt về giữ yên bờ cõi biên cương biển trời. Rất tiếc mẫu thiết kế này không được chọn khiến điêu khắc gia nổi tiếng này rất buồn.
< Đây còn là nơi có nhiều du khách nước ngoài đến tham quan.
Phạm Thông kể lại những người chủ trì việc dựng tượng yêu cầu ông làm việc rất nghiêm túc. Thay vì thời gian thực hiện đồ án chỉ vài tháng cuối cùng kéo dài tới gần 1 năm. Ngày khánh thành tượng, 5 giờ sáng, ông còn phải trèo lên tượng đục đẽo, sửa chữa cho tượng đạt yêu cầu.
Dulichgo
Niềm hạnh phúc của điêu khắc gia Phạm Thông là sau này có hai phiên bản tượng Trần Hưng Đạo được đúc để gắn ở Quy Nhơn, Vũng Tàu. Sau năm 1975, nhà điêu khắc Phạm Thông sang Mỹ định cư.
Còn về tượng Trần Hưng Đạo ở Sài Gòn sau khi hoàn thành nhanh chóng được người dân đón nhận. Công trường Mê Linh những năm về sau không chỉ nổi tiếng khi đây chính là minh chứng cho sự năng động của Sài Gòn khi các tòa nhà cao tầng đua nhau chen chúc mà còn là chốn hẹn hò của đôi lứa ở bến Bạch Đằng nhìn ra sông Sài Gòn đầy thơ mộng.
Theo Trung Hiếu (Báo Thanh Niên)
Du lịch, GO!
Sân chim trong lòng thành phố Cà Mau
Cà Mau có rất nhiều sân chim, với hàng trăm loài chim, có nhiều loài thuộc dạng quý hiếm cần được bảo tồn, quần tụ dưới tán rừng ngập mặn (rừng đước) và rừng ngập lợ (rừng tràm). Trong đó, có một sân chim rất đặc biệt – sân chim giữa lòng thành phố Cà mau, nơi duy nhất có sân chim trong thành phố, là niềm tự hào của người dân đất mũi.
Cách trung tâm thành phố Cà Mau 2 km về phía tây, đi theo đường Lý Văn Lâm là đến vườn chim trong thành phố nằm ở Công viên văn hóa 19/5 (còn gọi là Lâm Viên 19/5). Hằng năm, cứ vào dịp Tết, chim chóc lại tụ hội về đây như đã hò hẹn tự bao giờ. Khung cảnh vườn chim trong tiết xuân thật trữ tình, thơ mộng. Chiều chiều, tiếng hót gọi bạn, tiếng đập cánh xôn xao cả khu rừng.
Nơi đây rất nhiều loài chim cò quần tụ, sinh sống, nào cò trắng, vạc, le le, vịt nước và rất nhiều loài chim quý hiếm khác cũng chọn nơi này làm nơi cư ngụ sinh sôi. Đến đây du khách sẽ càng hiểu rõ hơn câu nói “ Đất lành chim đậu” và hơn cả là hiểu được công lao của biết bao người đã gìn giữ, dẫn dụ các loài chim về đây thành một sân chim với gần 60 loài trong diện tích khoảng 8 hecta ngay trong thành phố.
Dulichgo
Vườn chim được xây dựng từ năm 1995 nhưng đến khoảng năm 1997 mới chính thức đi vào hoạt động. Trước đây vườn thuộc Sở Lâm nghiệp quản lý, nay đã trực thuộc Sở VHTT tỉnh. Qua các lần mở rộng, hiện diện tích của công viên đã lên đến 18 ha trong đó diện tích vườn chim 8 hecta. Ông Phạm Hoài Nam, Phó Giám đốc vườn chim 19/5, cho biết: “Lúc cao điểm, ước tính có khoảng 10.000 con, trong đó cò, còng cọc chiếm 80%, số còn lại là vạc và các loài chim khác”.
Du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng từng đàn cò bay về tổ sau một ngày kiếm ăn hay cảnh những chú vạc đi ăn đêm, một khung cảnh tuyệt đẹp của ban đêm mà bạn chắc chắn sẽ không bao giờ quên. Vườn chim này hàng ngày vẫn là nơi cư ngụ sinh sôi của rất nhiều loài chim cò. Chính quyền nhân dân Cà Mau, những người tâm huyết vẫn luôn giữ gìn, bảo vệ để những con chim mới ra ràng tiếp tục lớn lên và chấp cánh bay cao giữa lòng thành phố.
Theo ông Lê Hồng Mãnh, Phó Giám đốc phụ trách sinh vật cảnh của vườn, thì chim quý ở Cà Mau nói chung và ở vườn chim này nói riêng như diệc, bồ nông khoang cổ, sếu… còn rất ít. Hằng năm có khoảng vài ba cặp chim quý như điên điển về đẻ trứng. Thi thoảng có cả chim yến bay về tụ tập.
Có lẽ loại chim gây ấn tượng nhất ở vườn này là loài hạc (còn gọi là sếu). Hạc là vật thiêng của người Việt, luôn có biểu tượng ở các nơi tôn nghiêm thờ cúng trên mọi miền đất nước. Xưa kia sếu có nhiều ở Việt Nam. Nhưng từ năm 1952 thì chúng hoàn toàn mất dạng ở vùng Đồng Tháp Mười. Sự biến mất của loài sếu có lẽ là do sự di dân ồ ạt của con người và chiến tranh khiến môi trường sống thay đổi nên chúng bay đi nơi khác.
Dulichgo
Đầu năm 1998, sếu đã quy tụ đông đúc tại rừng tràm Tam Nông, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Trong đó có sếu đầu đỏ rất quý hiếm. Rất tiếc ở vườn chim 19-5 cũng có rừng tràm nhưng sếu ít dừng chân ở đây bởi lẽ đơn giản: sếu chỉ sống ở vùng sinh thái tự nhiên cân bằng.
Đối với người dân Cà Mau, vườn chim là một niềm tự hào. Tương lai không xa, Cà Mau sẽ là thành phố đầu tiên có một sân chim ở chung với cư dân. Vào những ngày nghỉ, nhất là vào dịp Tết, vườn chim đầy ắp tiếng cười của du khách. Chưa hết, trong khuôn viên vườn chim còn có nhà hàng Trầu Cau, được nhiều đôi uyên ương chọn làm nơi tổ chức ngày vui trọng đại nhất của cuộc đời.
Ông Lê Hồng Mãnh cho biết: “Sắp đến sẽ mở rộng vườn chim theo hướng Đông Nam 5 ha và Tây Bắc 6 ha. Trong tương lai có thể mở rộng thêm 30 ha”. Du khách hãy đến đây để cùng hòa mình vào thiên nhiên và càng thêm yêu mến những gì thiên nhiên đã ban tặng cho con người.
Theo Tin Nóng Du Lịch
Du lịch, GO!
Cách trung tâm thành phố Cà Mau 2 km về phía tây, đi theo đường Lý Văn Lâm là đến vườn chim trong thành phố nằm ở Công viên văn hóa 19/5 (còn gọi là Lâm Viên 19/5). Hằng năm, cứ vào dịp Tết, chim chóc lại tụ hội về đây như đã hò hẹn tự bao giờ. Khung cảnh vườn chim trong tiết xuân thật trữ tình, thơ mộng. Chiều chiều, tiếng hót gọi bạn, tiếng đập cánh xôn xao cả khu rừng.
Nơi đây rất nhiều loài chim cò quần tụ, sinh sống, nào cò trắng, vạc, le le, vịt nước và rất nhiều loài chim quý hiếm khác cũng chọn nơi này làm nơi cư ngụ sinh sôi. Đến đây du khách sẽ càng hiểu rõ hơn câu nói “ Đất lành chim đậu” và hơn cả là hiểu được công lao của biết bao người đã gìn giữ, dẫn dụ các loài chim về đây thành một sân chim với gần 60 loài trong diện tích khoảng 8 hecta ngay trong thành phố.
Dulichgo
Vườn chim được xây dựng từ năm 1995 nhưng đến khoảng năm 1997 mới chính thức đi vào hoạt động. Trước đây vườn thuộc Sở Lâm nghiệp quản lý, nay đã trực thuộc Sở VHTT tỉnh. Qua các lần mở rộng, hiện diện tích của công viên đã lên đến 18 ha trong đó diện tích vườn chim 8 hecta. Ông Phạm Hoài Nam, Phó Giám đốc vườn chim 19/5, cho biết: “Lúc cao điểm, ước tính có khoảng 10.000 con, trong đó cò, còng cọc chiếm 80%, số còn lại là vạc và các loài chim khác”.
Du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng từng đàn cò bay về tổ sau một ngày kiếm ăn hay cảnh những chú vạc đi ăn đêm, một khung cảnh tuyệt đẹp của ban đêm mà bạn chắc chắn sẽ không bao giờ quên. Vườn chim này hàng ngày vẫn là nơi cư ngụ sinh sôi của rất nhiều loài chim cò. Chính quyền nhân dân Cà Mau, những người tâm huyết vẫn luôn giữ gìn, bảo vệ để những con chim mới ra ràng tiếp tục lớn lên và chấp cánh bay cao giữa lòng thành phố.
Theo ông Lê Hồng Mãnh, Phó Giám đốc phụ trách sinh vật cảnh của vườn, thì chim quý ở Cà Mau nói chung và ở vườn chim này nói riêng như diệc, bồ nông khoang cổ, sếu… còn rất ít. Hằng năm có khoảng vài ba cặp chim quý như điên điển về đẻ trứng. Thi thoảng có cả chim yến bay về tụ tập.
Có lẽ loại chim gây ấn tượng nhất ở vườn này là loài hạc (còn gọi là sếu). Hạc là vật thiêng của người Việt, luôn có biểu tượng ở các nơi tôn nghiêm thờ cúng trên mọi miền đất nước. Xưa kia sếu có nhiều ở Việt Nam. Nhưng từ năm 1952 thì chúng hoàn toàn mất dạng ở vùng Đồng Tháp Mười. Sự biến mất của loài sếu có lẽ là do sự di dân ồ ạt của con người và chiến tranh khiến môi trường sống thay đổi nên chúng bay đi nơi khác.
Dulichgo
Đầu năm 1998, sếu đã quy tụ đông đúc tại rừng tràm Tam Nông, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Trong đó có sếu đầu đỏ rất quý hiếm. Rất tiếc ở vườn chim 19-5 cũng có rừng tràm nhưng sếu ít dừng chân ở đây bởi lẽ đơn giản: sếu chỉ sống ở vùng sinh thái tự nhiên cân bằng.
Đối với người dân Cà Mau, vườn chim là một niềm tự hào. Tương lai không xa, Cà Mau sẽ là thành phố đầu tiên có một sân chim ở chung với cư dân. Vào những ngày nghỉ, nhất là vào dịp Tết, vườn chim đầy ắp tiếng cười của du khách. Chưa hết, trong khuôn viên vườn chim còn có nhà hàng Trầu Cau, được nhiều đôi uyên ương chọn làm nơi tổ chức ngày vui trọng đại nhất của cuộc đời.
Ông Lê Hồng Mãnh cho biết: “Sắp đến sẽ mở rộng vườn chim theo hướng Đông Nam 5 ha và Tây Bắc 6 ha. Trong tương lai có thể mở rộng thêm 30 ha”. Du khách hãy đến đây để cùng hòa mình vào thiên nhiên và càng thêm yêu mến những gì thiên nhiên đã ban tặng cho con người.
Theo Tin Nóng Du Lịch
Du lịch, GO!
Di tích Lăng Tứ Kiệt
Tứ Kiệt là cách gọi tôn kính của nhân dân đối với bốn vị anh hùng lãnh đạo nhân dân chống Pháp từ năm 1868 – 1870. Ðó là các ông: Trần Công Thận, Nguyễn Thanh Long, Ngô Tấn Ðước và Trương Văn Rộng.
Tứ Kiệt chống Tây
Thời kỳ khẩn hoang và những năm thế kỷ XVIII, XIX, đầu thế kỷ XX, Đồng bằng sông Cửu Long về địa lý được phân chia thành hai khu vực: miệt Tiền Giang và miệt Hậu Giang. Các tỉnh thuộc miệt Tiền Giang gồm có Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An ngày nay. Các tỉnh thuộc miệt Hậu Giang nằm dọc bờ hữu ngạn sông Hậu đến giáp biển Tây (vịnh Thái Lan) gồm các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.
Sau khi Pháp chính thức nổ súng xâm lược nước ta năm 1858, phong trào chống Pháp nổi lên mạnh mẽ khắp nơi và những cuộc khởi nghĩa chống Pháp đầu tiên ở Nam bộ phần lớn diễn ra trên vùng đất Tiền Giang, như: khởi nghĩa Trương Định (Gò Công), Thủ Khoa Huân (Mỹ Tho), Võ Duy Dương (Đồng Tháp Mười)… về sau lan qua miệt Hậu Giang với Nguyễn Trung Trực (Kiên Giang), Trần Văn Thành (An Giang), Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa Tự (Cà Mau), Đinh Sâm (Cần Thơ)…
Dulichgo
Ở huyện Cai Lậy thuộc tỉnh Định Tường năm 1861 có "Tứ Kiệt" nổi lên khởi nghĩa đánh Tây quyết liệt và dũng cảm. Đó là những anh hùng nông dân chân đất đầu trần, xuất thân từ các đồn điền. Theo tiểu sử được ghi ở bia ký Lăng Tứ Kiệt, bốn ông gồm:
- Trần Công Thận:(? - 1871) tự là Phượng, người ở xóm Võng, làng Mỹ Trang, nay thuộc ấp Mỹ Phú, xã Long Khánh, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Ông là người chỉ huy, tổ chức cuộc nổi dậy, nên nhân dân gọi tôn là Ngươn soái Thận.
- Nguyễn Thanh Long: (1820 - 1871) còn gọi là Đề Long, người ở ấp Cẩm Hòa, xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Ông là người tham mưu, đề ra các kế sách cho nghĩa quân.
- Ngô Tấn Đước: (? - 1871) người ở xã Tân Hội, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
- Trương Văn Rộng: (? - 1871) người ở xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
"Tứ Kiệt", theo cách gọi dân gian là "Bốn Ông Cai Lậy", tham gia cuộc khởi nghĩa do Thiên Hộ Võ Duy Dương khởi xướng và lãnh đạo ở vùng Cai Lậy, Cái Bè, Thuộc Nhiêu, Đồng Tháp Mười… góp phần tạo nên những chiến thắng oai hùng. Trong những chiến công của nghĩa quân Tứ Kiệt, có hai trận đánh được xem là oanh liệt, tiêu biểu nhất. Đó là cuộc tấn công vào thành Mỹ Tho và trận thiêu hủy đồn Cai Lậy.
Do đã từng kinh qua chiến trận và rất có kinh nghiệm với lối đánh du kích, nên dù vũ trang thô sơ, Bốn Ông đã chủ động tấn công quân Pháp, làm cho chúng chịu nhiều tổn thất. Khuya 1-5-1868, nghĩa quân bí mật đột kích vào thành Mỹ Tho đốt kho lương, giết được một số tên giặc. Đêm Giáng sinh 24-12-1870 nghĩa quân tấn công, thiêu hủy đồn Cai Lậy và dinh Tham biện. Hai chiến thắng này giúp tiếng tăm nghĩa quân Tứ Kiệt ngày càng lừng lẫy, chiêu mộ thêm nhiều nghĩa sĩ, liên tiếp lập nhiều chiến công ở Mỹ Quí, Cái Bè và Thuộc Nhiêu…
Dulichgo
Cuộc khởi nghĩa của Tứ Kiệt về sau đành chịu thất bại trước sự bao vây và đàn áp dã man của quân xâm lược Pháp. Trong một trận càn quét quy mô có sự tham gia của Tổng Đốc Trần Bá Lộc, Tổng Đốc Đỗ Hữu Phương - những tên tay sai cực kỳ gian ác và xảo quyệt, Tứ Kiệt cùng 150 nghĩa quân bị bắt.
Ngày 14-02-1871 (nhằm ngày 25 tháng Chạp năm Canh Ngọ), giặc đưa Tứ Kiệt ra pháp trường hành quyết, bêu đầu ở chợ Cai Lậy nhằm uy hiếp tinh thần của dân chúng, sau đó vùi dập ở bến sông cạnh chợ. Thân nhân gia đình chỉ mang thân mình các ông về quê nhà, gắn chiếc đầu giả làm bằng đất sét vào chôn cất.
Lăng Tứ Kiệt ngày nay
Kính phục, cảm kích trước sự hy sinh oanh liệt vì đất nước của bốn vị anh hùng, nhân dân Cai Lậy đã bí mật mang thủ cấp của bốn ông an táng và đắp mộ, hương khói trang nghiêm. Ban đầu, ngôi mộ bằng đất, xung quanh có hàng rào bằng cau sơn vôi trắng. Đến năm 1954, nhân dân Cai Lậy xây dựng lại ngôi miếu và bốn ngôi mộ tượng trưng bằng xi măng song song, gần sát nhau, xung quanh có hàng rào sắt kiên cố ngay trên mảnh đất cũ. Khu vực này gọi là lăng Tứ Kiệt. Năm 1967, nhân dân Cai Lậy tiến hành trùng tu ngôi miếu và khu mộ qui mô hơn, trong có miếu thờ ngoài có nhà khách. Huyền thoại về Bốn ông được lan truyền khắp Tiền Giang và các vùng phụ cận.
Lăng Tứ Kiệt hiện nay gồm hai phần:
Nhà tưởng niệm rộng hơn 100 mét vuông với 2 lớp mái cong chạm rồng. Bên trong nổi bật là 4 hàng cột đỡ mái với 16 cây cột chạm rồng tinh vi. Nhà tưởng niệm bày biện trang nghiêm với bàn thờ Tứ Kiệt anh linh, lư hương, bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa... Hai bên, ngoài hai giá binh khí xưa còn có cặp hạc cưỡi qui bằng gỗ, chạm tinh xảo.
Dulichgo
Nhà lăng phía sau chỉ có một lớp mái cong chạm rồng. Bên trong là 4 cây cột đỡ mái chạm rồng. Bốn ngôi mộ đều được dán bằng đá granite màu gạch tôm sẫm.
Tại Lăng Tứ Kiệt, hàng năm vào ngày 25 tháng Chạp âm lịch, nhân dân Cai Lậy tụ tập đông đúc tảo mộ và làm giỗ trang trọng, thành kính tưởng nhớ đến Tứ Kiệt vì nước quên mình, vì dân giết giặc, nêu tấm gương dũng liệt sáng ngời cho hậu thế. Năm 1998, Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Tiền Giang kết hợp với Ủy ban nhân dân huyện Cai Lậy trùng tu toàn diện khu lăng mộ Tứ Kiệt, tương xứng với tầm vóc và khí phách anh hùng của bốn ông đúng như hai câu đối được chạm khắc tại cổng:
Tứ vị anh hùng vị quốc hy sinh vĩnh niệm,
Kiệt nhân nghĩa cử tinh thần bất khuất lưu tồn.
Lăng Tứ Kiệt ở Cai Lậy (Tiền Giang) được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định 61 QĐ/BT ngày 13-9-1999.
Đến với Lăng Tứ Kiệt ở Cai Lậy, hiện tọa lạc tại đường 30-4, thị trấn Cai Lậy, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, nhân dân và khách tham quan sẽ cảm nhận được hào khí anh hùng, dấu xưa oanh liệt của những anh hùng nông dân bất khuất của đất Tiền Giang nói riêng, của Nam bộ nói chung trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược vào những năm giữa, cận cuối thế kỷ XIX.
Theo Anh Việt (Báo Cần Thơ)
Du lịch, GO!
Tứ Kiệt chống Tây
Thời kỳ khẩn hoang và những năm thế kỷ XVIII, XIX, đầu thế kỷ XX, Đồng bằng sông Cửu Long về địa lý được phân chia thành hai khu vực: miệt Tiền Giang và miệt Hậu Giang. Các tỉnh thuộc miệt Tiền Giang gồm có Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An ngày nay. Các tỉnh thuộc miệt Hậu Giang nằm dọc bờ hữu ngạn sông Hậu đến giáp biển Tây (vịnh Thái Lan) gồm các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.
Sau khi Pháp chính thức nổ súng xâm lược nước ta năm 1858, phong trào chống Pháp nổi lên mạnh mẽ khắp nơi và những cuộc khởi nghĩa chống Pháp đầu tiên ở Nam bộ phần lớn diễn ra trên vùng đất Tiền Giang, như: khởi nghĩa Trương Định (Gò Công), Thủ Khoa Huân (Mỹ Tho), Võ Duy Dương (Đồng Tháp Mười)… về sau lan qua miệt Hậu Giang với Nguyễn Trung Trực (Kiên Giang), Trần Văn Thành (An Giang), Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa Tự (Cà Mau), Đinh Sâm (Cần Thơ)…
Dulichgo
Ở huyện Cai Lậy thuộc tỉnh Định Tường năm 1861 có "Tứ Kiệt" nổi lên khởi nghĩa đánh Tây quyết liệt và dũng cảm. Đó là những anh hùng nông dân chân đất đầu trần, xuất thân từ các đồn điền. Theo tiểu sử được ghi ở bia ký Lăng Tứ Kiệt, bốn ông gồm:
- Trần Công Thận:(? - 1871) tự là Phượng, người ở xóm Võng, làng Mỹ Trang, nay thuộc ấp Mỹ Phú, xã Long Khánh, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Ông là người chỉ huy, tổ chức cuộc nổi dậy, nên nhân dân gọi tôn là Ngươn soái Thận.
- Nguyễn Thanh Long: (1820 - 1871) còn gọi là Đề Long, người ở ấp Cẩm Hòa, xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Ông là người tham mưu, đề ra các kế sách cho nghĩa quân.
- Ngô Tấn Đước: (? - 1871) người ở xã Tân Hội, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
- Trương Văn Rộng: (? - 1871) người ở xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
"Tứ Kiệt", theo cách gọi dân gian là "Bốn Ông Cai Lậy", tham gia cuộc khởi nghĩa do Thiên Hộ Võ Duy Dương khởi xướng và lãnh đạo ở vùng Cai Lậy, Cái Bè, Thuộc Nhiêu, Đồng Tháp Mười… góp phần tạo nên những chiến thắng oai hùng. Trong những chiến công của nghĩa quân Tứ Kiệt, có hai trận đánh được xem là oanh liệt, tiêu biểu nhất. Đó là cuộc tấn công vào thành Mỹ Tho và trận thiêu hủy đồn Cai Lậy.
Do đã từng kinh qua chiến trận và rất có kinh nghiệm với lối đánh du kích, nên dù vũ trang thô sơ, Bốn Ông đã chủ động tấn công quân Pháp, làm cho chúng chịu nhiều tổn thất. Khuya 1-5-1868, nghĩa quân bí mật đột kích vào thành Mỹ Tho đốt kho lương, giết được một số tên giặc. Đêm Giáng sinh 24-12-1870 nghĩa quân tấn công, thiêu hủy đồn Cai Lậy và dinh Tham biện. Hai chiến thắng này giúp tiếng tăm nghĩa quân Tứ Kiệt ngày càng lừng lẫy, chiêu mộ thêm nhiều nghĩa sĩ, liên tiếp lập nhiều chiến công ở Mỹ Quí, Cái Bè và Thuộc Nhiêu…
Dulichgo
Cuộc khởi nghĩa của Tứ Kiệt về sau đành chịu thất bại trước sự bao vây và đàn áp dã man của quân xâm lược Pháp. Trong một trận càn quét quy mô có sự tham gia của Tổng Đốc Trần Bá Lộc, Tổng Đốc Đỗ Hữu Phương - những tên tay sai cực kỳ gian ác và xảo quyệt, Tứ Kiệt cùng 150 nghĩa quân bị bắt.
Ngày 14-02-1871 (nhằm ngày 25 tháng Chạp năm Canh Ngọ), giặc đưa Tứ Kiệt ra pháp trường hành quyết, bêu đầu ở chợ Cai Lậy nhằm uy hiếp tinh thần của dân chúng, sau đó vùi dập ở bến sông cạnh chợ. Thân nhân gia đình chỉ mang thân mình các ông về quê nhà, gắn chiếc đầu giả làm bằng đất sét vào chôn cất.
Lăng Tứ Kiệt ngày nay
Kính phục, cảm kích trước sự hy sinh oanh liệt vì đất nước của bốn vị anh hùng, nhân dân Cai Lậy đã bí mật mang thủ cấp của bốn ông an táng và đắp mộ, hương khói trang nghiêm. Ban đầu, ngôi mộ bằng đất, xung quanh có hàng rào bằng cau sơn vôi trắng. Đến năm 1954, nhân dân Cai Lậy xây dựng lại ngôi miếu và bốn ngôi mộ tượng trưng bằng xi măng song song, gần sát nhau, xung quanh có hàng rào sắt kiên cố ngay trên mảnh đất cũ. Khu vực này gọi là lăng Tứ Kiệt. Năm 1967, nhân dân Cai Lậy tiến hành trùng tu ngôi miếu và khu mộ qui mô hơn, trong có miếu thờ ngoài có nhà khách. Huyền thoại về Bốn ông được lan truyền khắp Tiền Giang và các vùng phụ cận.
Lăng Tứ Kiệt hiện nay gồm hai phần:
Nhà tưởng niệm rộng hơn 100 mét vuông với 2 lớp mái cong chạm rồng. Bên trong nổi bật là 4 hàng cột đỡ mái với 16 cây cột chạm rồng tinh vi. Nhà tưởng niệm bày biện trang nghiêm với bàn thờ Tứ Kiệt anh linh, lư hương, bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa... Hai bên, ngoài hai giá binh khí xưa còn có cặp hạc cưỡi qui bằng gỗ, chạm tinh xảo.
Dulichgo
Nhà lăng phía sau chỉ có một lớp mái cong chạm rồng. Bên trong là 4 cây cột đỡ mái chạm rồng. Bốn ngôi mộ đều được dán bằng đá granite màu gạch tôm sẫm.
Tại Lăng Tứ Kiệt, hàng năm vào ngày 25 tháng Chạp âm lịch, nhân dân Cai Lậy tụ tập đông đúc tảo mộ và làm giỗ trang trọng, thành kính tưởng nhớ đến Tứ Kiệt vì nước quên mình, vì dân giết giặc, nêu tấm gương dũng liệt sáng ngời cho hậu thế. Năm 1998, Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Tiền Giang kết hợp với Ủy ban nhân dân huyện Cai Lậy trùng tu toàn diện khu lăng mộ Tứ Kiệt, tương xứng với tầm vóc và khí phách anh hùng của bốn ông đúng như hai câu đối được chạm khắc tại cổng:
Tứ vị anh hùng vị quốc hy sinh vĩnh niệm,
Kiệt nhân nghĩa cử tinh thần bất khuất lưu tồn.
Lăng Tứ Kiệt ở Cai Lậy (Tiền Giang) được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định 61 QĐ/BT ngày 13-9-1999.
Đến với Lăng Tứ Kiệt ở Cai Lậy, hiện tọa lạc tại đường 30-4, thị trấn Cai Lậy, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, nhân dân và khách tham quan sẽ cảm nhận được hào khí anh hùng, dấu xưa oanh liệt của những anh hùng nông dân bất khuất của đất Tiền Giang nói riêng, của Nam bộ nói chung trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược vào những năm giữa, cận cuối thế kỷ XIX.
Theo Anh Việt (Báo Cần Thơ)
Du lịch, GO!
Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015
Chuyện chưa từng kể về đảo Côn Lôn
(LĐO) - Nằm ở vị trí tiền tiêu phía đông nam tổ quốc, đảo ngọc Côn Lôn (Côn Đảo) được nhắc đến như một điểm dừng chân của nhiều thế hệ các nhà hàng hải và lọt vào “tầm ngắm” của các thế lực bành trướng phương Tây nhiều năm về trước.
Đảo của rắn và “quái vật”
Là người nhiều năm nghiên cứu về lịch sử phát triển của đảo Côn Lôn, J.C Demariaux - một học giả thuộc Hiệp hội Nghiên cứu Đông Dương đã có nhiều khám phá thú vị. Kết quả nghiên cứu của ông đã được công bố bằng tiếng Pháp trên Tuần báo Đông Dương (Indochine Hebdomadaire Illustré) số 196, ra ngày 1.6.1944 và số 197, ra ngày 8.6.1944, hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I. Đây thực sự là những tài liệu tham khảo có giá trị, xin được giới thiệu sơ lược.
(…) Nằm cách mũi Saint - Jacques (nay là Vũng Tàu) chừng 97 dặm và cửa sông Mê Kông chừng 47 dặm là quần đảo Poulo –Condore, người bản xứ gọi là Côn Lôn hay Côn Nôn (nghĩa là Đảo Rắn, do có rất nhiều loài bò sát sinh sống trên các đỉnh đồi).
Dường như người Tây Ban Nha là những người Âu đầu tiên đặt chân lên quần đảo hồi đầu thế kỷ XVI, bởi trong thời gian chiếm đóng của người Pháp, người ta tìm thấy những đồng tiền in hình Charles - Quint niên hiệu 1521.
Dulichgo
Người Anh đặt chân lên vùng đất này năm 1702, điều đó được ghi lại trong báo cáo của nhân viên Hãng Pháp Ấn - Veret. Ông này chính là người khuyên người Pháp nên chiếm đóng Côn Lôn, bởi đây là “điểm trung chuyển quan trọng đối với các tàu của Trung Hoa, Bắc Kỳ, Ma Cao, Manila, Java”.
Hãng Đông Ấn của Anh (Honorable East Indian Company) đã đi trước người Pháp khi quyết định cho xây dựng một thương điếm ở đảo Côn Lôn lớn, chính Chủ tịch Allen Catchpole đứng đầu thương điếm Chu Sơn, Trung Hoa được giao điều hành thi công công trình này. Hiện người ta vẫn còn có thể nhận ra vết tích sót lại của khu thương điếm là những đống đá, đống đổ nát của lò nung và vài mảnh sứ vỡ vùi dưới các bụi cây (các tài liệu lưu trữ liên quan đến số phận của khu thương điếm này có thể tìm thấy ở Calcutta).
Dưới mỏm đá vươn ra Biển Đông, một vịnh nhỏ đầy cát lọt thỏm giữa khu rừng rậm tạo nên khoảng trống lấp lánh. Đó có thể là bãi cát mà người Anh đã đổ bộ và bắt gặp những con rùa biển khổng lồ. “Quái vật có vảy hoe vàng bò cùng hàng ngàn con nhỏ khác mới nở ra, đó là động vật có nhau thai dính vào bụng” - Allen Catchpole miêu tả.
Chúng tôi trung thực và không gây hại cho bất kỳ ai
Côn Lôn đặc biệt thu hút sự quan tâm của người Anh, họ cố gắng thiết lập quan hệ với người dân nơi đây. Thuyền trưởng Gore đã đặt chân lên quần đảo này từ ngày 20 - 28.1.1780 trong lịch trình vòng quanh thế giới với hai chiếc tàu Résolution và Découverte.
Vào thời điểm đó, các đảo Côn Lôn vẫn là đất của triều đình Huế với chừng 30 nóc nhà nằm rải rác. Thuyền trưởng Gore hỏi người dân làm thế nào có thể mua thức ăn dự trữ. Một viên quan theo đạo Cơ đốc tên gọi Luc cho hay, ông ta sẽ bán trâu cho thuyền trưởng, mỗi con chừng 4-5 đồng bạc. Lúc khởi hành, thuyền trưởng Gore tặng viên quan một cái kính và nhờ ông ta chuyển một bức thư tới Giám mục tòa Adran Bá Đa Lộc.
Huân tước Macartney - Đại sứ đặc biệt của Vua Anh Georges Đệ Tam bên cạnh triều đình Trung Hoa - cũng từng dừng chân trên các đảo Côn Lôn trong hai ngày 17 - 18.5.1793. Ông ta muốn xem xem liệu người Pháp đã đổ bộ lên các đảo hay chưa. Một số người trên hai tàu Lion và Indoustan rời thuyền xuống mua thức ăn dự trữ tại một ngôi làng nhỏ, người dân hứa sẽ giúp họ có đủ thức ăn ngay ngày hôm sau.
Khi trở lại lấy thức ăn dự trữ như đã hẹn, họ thấy cả ngôi làng trống hoác, cửa nhà mở toang, không vật dụng nào bị mang đi, gia cầm thả rông tự tìm thức ăn quanh nhà. Trong một gian nhà, thủy thủ Anh tìm thấy một mẩu giấy viết bằng tiếng Hán: “Chúng tôi không đủ đông, rất nghèo khổ nhưng trung thực và không có khả năng gây hại cho bất kỳ ai. Chúng tôi từng rất sợ hãi khi thấy những con tàu to lớn cùng những người đàn ông lực lưỡng khi chúng tôi không đủ gia súc và các thức ăn dự trữ khác cung cấp theo yêu cầu của họ. Chúng tôi có rất ít đồ ăn cung cấp cho các ngài và chúng tôi không thể làm điều mà các ngài trông mong ở chúng tôi. Nỗi sợ hãi bị ngược đãi và khát khao được sống đã buộc chúng tôi phải chạy trốn… Chúng tôi để lại trong làng mọi thứ chúng tôi có và các ngài có thể lấy đi, nhưng xin đừng đốt các ngôi nhà của chúng tôi”.
Các tác giả của bức thư trên chắc đã từng bị những người nước ngoài đối xử rất thậm tệ. Đoàn thủy thủ người Anh không lấy bất kỳ thứ gì và để lại trong ngôi nhà món quà tặng kèm theo một bức thư tiếng Hán: “Những chiếc tàu ghé thăm hòn đảo và những người đã đặt chân lên đây là người Anh. Chúng tôi đến chỉ để mua thức ăn tươi và không có ý xấu…”.
Dulichgo
Dường như người Anh không có may mắn với vùng đất này, bởi vào lúc tàu của họ bắt đầu nhổ neo rời đi đến Trung Hoa thì tời trên tàu Indoustan bị đứt. Chiếc neo đang kéo lên nửa chừng rơi xuống với tốc lực cực lớn, chiếc tời quay cực mạnh cuốn phăng các thanh chắn được đẽo vuông chừng 6 tấc và dài 16 piê (mỗi piê chừng 30cm) khỏi lỗ đóng, văng tứ tung khiến nhiều người bị thương nằm ngổn ngang trên cầu tàu. Vụ tai nạn khiến viên thuyền trưởng hoảng sợ, vội vã ra lệnh rời đảo, bỏ chiếc neo nằm lại biển sâu.
Cửa ngõ eo biển Malacca
Lịch sử “bị chiếm đóng” của các đảo Côn Lôn ít được biết đến. Sau vụ thảm sát do lính Macassar gây ra năm 1705, người Pháp mới tính đến việc chiếm các đảo Côn Lôn. Theo Tạp chí Địa Lý xuất bản năm 1889-1890, Alexis Faure kể lại: Năm 1721, một nhân viên Hãng Pháp Ấn có tên là Renault được giao tiến hành điều tra dân số, khí hậu cũng như hoạt động sản xuất trên các đảo. Trong báo cáo gửi về, Renault nói về sự tồn tại của các sinh vật lạ, sóc và thằn lằn bay. Vào thời đó, Côn Lôn lớn được đặt tên là đảo Orléans để tôn vinh Công tước vùng Orléans của Pháp, tuy nhiên không có bất kỳ công trình nào được dựng lên ở đây.
Năm 1752, Dupleix thu thập thông tin từ các nhà truyền giáo và tiếp quản kế hoạch chiếm đóng Côn Lôn. Bất hạnh thay, ông này bị triệu hồi về Pháp và cuộc chiến Anh – Pháp kéo dài 7 năm đã khiến kế hoạch chiếm đóng Côn Lôn không được quan tâm.
Theo ký giả Charles Maybon, còn có một kế hoạch khác do thương gia Protais-Leroux, người từng có 8-9 năm kinh nghiệm làm việc ở Ấn Độ gửi cho De Machault - Chánh Thanh tra Bộ Tài chính Pháp - ngày 15.5.1755. Trong thư, Leroux trình bày các ưu điểm nếu cho xây dựng một thương điếm ở Côn Lôn, “quần đảo nằm ở cửa ngõ eo biển Malacca” có giá trị chiến lược lớn: “Hòn đảo là nơi trú ẩn cho các tàu Âu đến Trung Hoa; chúng ta có thể trú đông, sửa chữa và đóng vá mọi loại tàu trong cảng phía bắc bằng gỗ xây dựng trong vùng nếu cần. Cảng phía nam sẽ đem lại lợi ích rất lớn”.
Dulichgo
Leroux đề nghị cho xây thương điếm càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, tình hình tài chính của Hãng Pháp Ấn không cho phép nghĩ đến kế hoạch to tát ấy. Sau năm 1757, hãng tàu thủy Pháp ngậm ngùi nhìn hãng tàu thủy Anh qua mặt thống trị các biển toàn khu vực Nam Á, trở thành một sức mạnh xâm lược lẫn quân sự.
Kho báu
Trong lịch sử Phái bộ Nam Kỳ, Cha Launay viết lại nhật ký của Cha Levasseur bàn về xây dựng một thương điếm năm 1768 ở Côn Lôn. Có thể nói, tất cả các dự án từ năm 1705 của người Pháp mới chỉ dừng lại ở ý tưởng. Năm 1773, cuộc nổi dậy của Tây Sơn nổ ra, giám mục Bá Đa Lộc cùng Nguyễn Ánh chạy trốn trên các đảo dọc bờ biển Nam Kỳ.
Phần lớn dân làng An Hải trên đảo Côn Lôn là hậu duệ của nhà Gia Long, họ còn cất giữ rất nhiều sách cổ viết bằng chữ Hán. Người ta cũng nói về những bộ áo giáp và những khẩu súng mút-kê cũ (sản xuất ở thế kỷ XVI-XVII) được tìm thấy trong một hang động dưới thời chúa đảo Lambert. Khắp nơi trên quần đảo, người ta rỉ tai nhau về những kho báu chôn giấu chưa được tìm thấy.
Ngày 25.11.1896, trong khu vực nhà tù số 1, tù khổ sai Dang Van Tam khi đào hào đã phát hiện 2 chum chứa đầy đồng tiền bạc và vòng vàng. Đó có thể là của cải dự trữ được cất giấu của Nguyễn Ánh. Vào ngày chạy trốn khỏi trùng vây thuyền chiến của quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã bỏ lại tất cả số vàng bạc đó, tháo thân sang Xiêm.
Thống đốc Nam Kỳ Ducos đã ra lệnh bán rồi chia số tiền thu được thành hai phần bằng nhau: Một nửa nộp cho chính phủ thuộc địa, một nửa trao cho tù khổ sai Dang Van Tam. Ngày 14.1.1897, Thống đốc viết: “Khi một kho báu tình cờ được phát hiện, chiểu theo Điều 716 Luật Dân sự, người phát hiện có quyền hưởng một nửa kho báu, phần còn lại thuộc về người sở hữu đất”.
Người nổi dậy bị treo cổ và nguồn gốc ra đời nhà tù khổ sai
Hiệp ước Versailles ngày 28.11.1787 giữa Vua Louis XV và Vua Gia Long do Giám mục tòa Adran Bá Đa Lộc soạn thảo, theo đó Vua Gia Long đồng ý nhượng lại cho Pháp quyền sở hữu các đảo Côn Lôn. Dù có hiệp ước trên nhưng thực tế, không có bất kỳ đơn vị lính đồn trú Pháp nào được triển khai trên quần đảo. Trong chuyến ghé thăm của Huân tước Macartney ngày 17 và 18.5.1793, ông ta không hề gặp một lính Pháp nào ở đây.
Pháp thực sự sử dụng quyền sở hữu quần đảo này vào ngày 28.11.1861, khi ra lệnh tàu hộ tống Norzagaray cập đảo theo lệnh của Đô đốc Bonard - Thống đốc Nam Kỳ đầu tiên, người tuyên bố “muốn hoàn thành sớm nhất có thể những mục tiêu của Hoàng đế Napoléon Đệ Tam”. Theo tài liệu ở Nam Kỳ, tôi (tác giả J.C Demariaux) đã tìm thấy và được đọc biên bản chiếm đảo.
Dulichgo
Đó là một tờ giấy vàng bị rách ở giữa vì mối đục: “Hôm nay, thứ năm là ngày 28.11.1861, vào lúc 10h sáng. Tôi tên là Lespès Sébastien - Nicolas Joachim, đại úy hải quân, chỉ huy tàu Hải quân Hoàng gia Norzagaray, hành động theo mệnh lệnh của chính phủ, tuyên bố chiếm giữ nhóm các đảo Poulo - Condore (Côn Lôn), nhân danh Hoàng đế Napoléon Đệ Tam - Hoàng đế của người dân Pháp.
Theo đúng lệnh, tàu Pháp đổ bộ lên đảo Côn Lôn lớn kể từ ngày này. Biên bản chiếm giữ được lập trước sự chứng kiến của các sĩ quan tàu Norzagaray. Biên bản lập trên đất liền, vịnh Tây Nam đảo Côn Lôn vào ngày, tháng, năm trên đây…”. Biên bản được trưng bày tại Hiệp hội Nghiên cứu Đông Dương, sau Nhà triển lãm Sài Gòn.
Khi Pháp đặt chân lên các hòn đảo Côn Lôn, 129 tù binh của triều đình Huế đang bị giam trong một đồn lũy. Ban ngày, số tù binh này được tự do trồng cấy chăn nuôi, nhưng khi đêm đến, tất cả bị cùm xích lại. Phần lớn tù binh đem theo vợ con, sống trong những túp lều lụp xụp quanh đồn, được che chắn bằng phên giậu.
Lính đồn trú ở đây gồm 80 người, dưới sự chỉ huy của Quan Chánh - viên quan của triều đình trực thuộc tỉnh Bình Long (nay là tỉnh Hà Tiên). Binh lính đóng quân 1 năm trên các đảo sau đó được thuyên chuyển vào đất liền. Họ không có súng mà chỉ được trang bị giáo mác.
Ngày 15.12.1861, đại úy Durand, chỉ huy tàu Monge thay thế tàu Norzagaray đã tiếp ông Chánh - người bản xứ đứng đầu các đảo. Tình hữu hảo được thể hiện qua những thùng quýt, cam, mít, xoài, bưởi, ngô, khoai lang, thuốc lá, trầu được ông Chánh sai người mang đến biếu các quan lính Pháp. Nhưng quan hệ này không duy trì được lâu, các lính bản xứ xuất thân từ đảo (lính bàu) cùng với các tù nhân nổi dậy chống lại người Pháp.
Dulichgo
Họ bầu một người tên là Nguyệt làm trưởng nhóm, bí mật đóng một con tàu lớn, vạch kế hoạch tiêu diệt hết các thủy thủ Pháp rồi trốn vào đất liền. Một tù khổ sai do quá sợ đã bán tin cho người Pháp, vụ nổi dậy bị dập tắt và Nguyệt bị treo cổ.
Khi làm các công việc thủy lực Hải quân, đại úy hải quân Manen trên tàu Norzagazay nhận thấy các bản đồ của Anh ở thời đó đã mắc lỗi địa lý khá nghiêm trọng. Các đảo Côn Lôn được vẽ dịch hơn 4 dặm về phía đông và hơn 1 dặm về phía bắc so với thực tế. Lỗi này là nguyên nhân làm chệch hướng của các con tàu khi đi ra biển Đông, do không đủ gió nên thường mắc cạn trên các bãi biển Cao Miên và những bản đồ của Anh trở thành công cụ dẫn đường tồi, khiến các thuyền trưởng thiếu kinh nghiệm bị lạc hướng.
Người ta nói rằng nước Anh lên tiếng phản đối việc gửi tàu Norzagaray đến các đảo Côn Lôn vì cho rằng về lý thuyết, người Pháp không có bất cứ quyền gì đối với các đảo trên, Hiệp ước Versailles ký với Vua Gia Long đã lỗi thời và Chính phủ Pháp đã thay đổi sau cuộc Cách mạng Pháp.
Ý kiến trên nhanh chóng bị bác bỏ bởi năm sau, Hiệp ước Sài Gòn ngày 3.6.1862 giữa một bên là Hoàng đế Pháp và Hoàng hậu Tây Ban Nha, một bên là Vua Tự Đức, trong đó Vua Tự Đức đồng ý nhường quần đảo và ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định và Định Tường (Mỹ Tho) cho Pháp. Từ năm 1862, đô đốc Bonard đã cho xây dựng ở đây một nhà tù khổ sai để giam giữ những người bị kết án từ 1-10 năm tù và đó là nguồn gốc ra đời nhà tù khổ sai sau này.
Tù nhân nữ và sòng bạc
Giám đốc đầu tiên của nhà tù khổ sai là đại úy hải quân F.Roussel - người đã đề nghị Đô đốc Bonard gửi các nữ tù nhân tới Côn Lôn. Ngày 18.3.1862, Roussel viết: “Sự ra đi của vợ các quân tù và tù nhân Cao Miên khiến Côn Lôn không có bóng dáng người phụ nữ. Tôi tin rằng việc đưa những nữ phạm nhân đến đây sẽ là một tài sản đối với vùng đất này, khiến người dân gắn bó với đất đai hơn…”.
Dulichgo
Đô đốc Bonard không nhượng bộ trước mong muốn của cấp dưới mà phải đợi đến thời người kế nhiệm ông ta - Đô đốc Lafont - việc này mới được thực hiện. Nhưng điều này lại khiến viên sĩ quan quản lý đảo không hài lòng. Ngày 29.10.1879, viên sĩ quan này đã gửi bức thư hài hước không ghi rõ ngày tháng tới Đô đốc Lafont: “Hai con gà trống chung sống hòa bình. Một con gà mái đến và chiến tranh nổ ra. Điều đó muốn nói lên rằng, khi số gà trống nhiều hơn số gà mái thì bình yên không còn tồn tại trong cái chuồng gà nữa. Để tránh lộn xộn, tôi buộc phải cách ly hoàn toàn tù nhân nam với tù nhân nữ. Tôi cho rằng các tù nhân nữ không quá xinh và trẻ nhưng Côn Lôn rất hiếm phụ nữ. Các cảnh sát và cai ngục người Âu đã chịu đựng quá nhiều thiệt thòi nên không thể lường trước hậu quả có thể xảy ra...”.
Dịch tả đã khiến cho nghĩa trang của Pháp ở Côn Lôn trở nên chật chội. Dịch bùng phát hồi tháng 4-5.1864 khiến một đội lính đồn trú của Pháp tử vong. Bầu không khí lo sợ bao trùm lên khắp nhà tù khi các lính hải quân và pháo binh chết như ngả rạ, bất chấp nỗ lực chăm sóc của bác sĩ phẫu thuật quân y Viaud.
Sau khi người Pháp chiếm đóng các đảo, quần đảo Côn Lôn được chuyển giao, trực thuộc quản lý của Phủ Thống đốc Nam Kỳ, dưới quyền của một quan cai trị hoặc một sĩ quan, với chức danh “Giám đốc nhà tù và các đảo” (Directeur du pénitencier et des les). Nhà tù giam giữ khoảng 1.500 - 2.000 tù nhân, hàng trăm người trong số đó sống ở nông thôn, trong các trang trại, được giao chăn nuôi và trồng trọt.
Số khác được sai đi đánh cá hoặc tới làm việc ở các lò vôi với nhiên liệu lấy từ dải san hô. Dải san hô ở Côn Lôn không bao giờ cạn kiệt. Năm 1863, trung úy hải quân Bigot hứa với Đô đốc De la Grandière sẽ cho hoạt động 6 lò vôi để cung cấp vật liệu cho Nam Kỳ nhờ nguồn dự trữ san hô dồi dào.
Các khu rừng rậm phủ kín những ngọn núi của đảo Côn Lôn, đỉnh núi cao nhất ở đây cao tới 596m so với mực nước biển. Người Pháp cho xây đường cáp vận chuyển gỗ xây dựng từ trên núi xuống. Các sĩ quan hải quân chiếm đóng đảo dưới thời các đô đốc đã thống kê có 36 loài khác nhau ở đây, tất cả các loại cây gỗ nhiệt đới đều có nhưng hiện tại một số đã biến mất do khai thác và không tái trồng rừng.
Dulichgo
Ở đảo Côn Lôn lớn, người ta chỉ còn thấy gỗ sao. Với các loại gỗ khác, người ta phải đến tìm ở đảo Bai Kinh, nơi ngọn hải đăng xây trên đỉnh núi cao 212m so với mực nước biển, chiếu sáng cho tuyến hàng hải Singapore.
Có một thời người ta đã tính đến chuyện phá bỏ nhà tù khổ sai Côn Lôn. Ngày 28.9.1899, Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ ra quyết định phá bỏ nhà tù khổ sai Côn Lôn khi xảy ra dịch bệnh tê phù. Người ta dự kiến chuyển số tù nhân giam giữ tại đây tới 20-30 nhà lao trong đất liền và biến nơi đây thành các công trường lao động. Nhưng đến phút chót, một báo cáo viên có tên là Monceaux đã đưa ra kết luận.
“Tôi tán đồng quan điểm với các quan cai trị cho rằng những kẻ bị kết án phạm tội cần phải chuyển đến các nhà giam ở bên ngoài. Trong những xã hội có tổ chức, người ta luôn tiến hành mọi biện pháp cần thiết để loại tội phạm ra khỏi các trung tâm dân cư” - ông ta viết.
Người ta cũng đưa ra ý tưởng xây một sòng bạc ở đảo Côn Lôn lớn để cạnh tranh với Ma Cao, biến hòn đảo thành điểm hẹn của những người giàu có nhàn rỗi quanh vùng Viễn Đông. Năm 1936, kế hoạch bãi bỏ nhà tù khổ sai Côn Lôn được Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Marius Moutet và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Marc Rucart tái khởi động nhưng không thành công. Từ đó đến thời điểm mà tác giả công bố bài viết này, không có bất kỳ ý tưởng mới nào được sinh ra.
Theo Hồng Nhung - Hoàng Hằng (Lao Động)
Du lịch, GO!
Đảo của rắn và “quái vật”
Là người nhiều năm nghiên cứu về lịch sử phát triển của đảo Côn Lôn, J.C Demariaux - một học giả thuộc Hiệp hội Nghiên cứu Đông Dương đã có nhiều khám phá thú vị. Kết quả nghiên cứu của ông đã được công bố bằng tiếng Pháp trên Tuần báo Đông Dương (Indochine Hebdomadaire Illustré) số 196, ra ngày 1.6.1944 và số 197, ra ngày 8.6.1944, hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I. Đây thực sự là những tài liệu tham khảo có giá trị, xin được giới thiệu sơ lược.
(…) Nằm cách mũi Saint - Jacques (nay là Vũng Tàu) chừng 97 dặm và cửa sông Mê Kông chừng 47 dặm là quần đảo Poulo –Condore, người bản xứ gọi là Côn Lôn hay Côn Nôn (nghĩa là Đảo Rắn, do có rất nhiều loài bò sát sinh sống trên các đỉnh đồi).
Dường như người Tây Ban Nha là những người Âu đầu tiên đặt chân lên quần đảo hồi đầu thế kỷ XVI, bởi trong thời gian chiếm đóng của người Pháp, người ta tìm thấy những đồng tiền in hình Charles - Quint niên hiệu 1521.
Dulichgo
Người Anh đặt chân lên vùng đất này năm 1702, điều đó được ghi lại trong báo cáo của nhân viên Hãng Pháp Ấn - Veret. Ông này chính là người khuyên người Pháp nên chiếm đóng Côn Lôn, bởi đây là “điểm trung chuyển quan trọng đối với các tàu của Trung Hoa, Bắc Kỳ, Ma Cao, Manila, Java”.
Hãng Đông Ấn của Anh (Honorable East Indian Company) đã đi trước người Pháp khi quyết định cho xây dựng một thương điếm ở đảo Côn Lôn lớn, chính Chủ tịch Allen Catchpole đứng đầu thương điếm Chu Sơn, Trung Hoa được giao điều hành thi công công trình này. Hiện người ta vẫn còn có thể nhận ra vết tích sót lại của khu thương điếm là những đống đá, đống đổ nát của lò nung và vài mảnh sứ vỡ vùi dưới các bụi cây (các tài liệu lưu trữ liên quan đến số phận của khu thương điếm này có thể tìm thấy ở Calcutta).
Dưới mỏm đá vươn ra Biển Đông, một vịnh nhỏ đầy cát lọt thỏm giữa khu rừng rậm tạo nên khoảng trống lấp lánh. Đó có thể là bãi cát mà người Anh đã đổ bộ và bắt gặp những con rùa biển khổng lồ. “Quái vật có vảy hoe vàng bò cùng hàng ngàn con nhỏ khác mới nở ra, đó là động vật có nhau thai dính vào bụng” - Allen Catchpole miêu tả.
Chúng tôi trung thực và không gây hại cho bất kỳ ai
Côn Lôn đặc biệt thu hút sự quan tâm của người Anh, họ cố gắng thiết lập quan hệ với người dân nơi đây. Thuyền trưởng Gore đã đặt chân lên quần đảo này từ ngày 20 - 28.1.1780 trong lịch trình vòng quanh thế giới với hai chiếc tàu Résolution và Découverte.
Vào thời điểm đó, các đảo Côn Lôn vẫn là đất của triều đình Huế với chừng 30 nóc nhà nằm rải rác. Thuyền trưởng Gore hỏi người dân làm thế nào có thể mua thức ăn dự trữ. Một viên quan theo đạo Cơ đốc tên gọi Luc cho hay, ông ta sẽ bán trâu cho thuyền trưởng, mỗi con chừng 4-5 đồng bạc. Lúc khởi hành, thuyền trưởng Gore tặng viên quan một cái kính và nhờ ông ta chuyển một bức thư tới Giám mục tòa Adran Bá Đa Lộc.
Huân tước Macartney - Đại sứ đặc biệt của Vua Anh Georges Đệ Tam bên cạnh triều đình Trung Hoa - cũng từng dừng chân trên các đảo Côn Lôn trong hai ngày 17 - 18.5.1793. Ông ta muốn xem xem liệu người Pháp đã đổ bộ lên các đảo hay chưa. Một số người trên hai tàu Lion và Indoustan rời thuyền xuống mua thức ăn dự trữ tại một ngôi làng nhỏ, người dân hứa sẽ giúp họ có đủ thức ăn ngay ngày hôm sau.
Khi trở lại lấy thức ăn dự trữ như đã hẹn, họ thấy cả ngôi làng trống hoác, cửa nhà mở toang, không vật dụng nào bị mang đi, gia cầm thả rông tự tìm thức ăn quanh nhà. Trong một gian nhà, thủy thủ Anh tìm thấy một mẩu giấy viết bằng tiếng Hán: “Chúng tôi không đủ đông, rất nghèo khổ nhưng trung thực và không có khả năng gây hại cho bất kỳ ai. Chúng tôi từng rất sợ hãi khi thấy những con tàu to lớn cùng những người đàn ông lực lưỡng khi chúng tôi không đủ gia súc và các thức ăn dự trữ khác cung cấp theo yêu cầu của họ. Chúng tôi có rất ít đồ ăn cung cấp cho các ngài và chúng tôi không thể làm điều mà các ngài trông mong ở chúng tôi. Nỗi sợ hãi bị ngược đãi và khát khao được sống đã buộc chúng tôi phải chạy trốn… Chúng tôi để lại trong làng mọi thứ chúng tôi có và các ngài có thể lấy đi, nhưng xin đừng đốt các ngôi nhà của chúng tôi”.
Các tác giả của bức thư trên chắc đã từng bị những người nước ngoài đối xử rất thậm tệ. Đoàn thủy thủ người Anh không lấy bất kỳ thứ gì và để lại trong ngôi nhà món quà tặng kèm theo một bức thư tiếng Hán: “Những chiếc tàu ghé thăm hòn đảo và những người đã đặt chân lên đây là người Anh. Chúng tôi đến chỉ để mua thức ăn tươi và không có ý xấu…”.
Dulichgo
Dường như người Anh không có may mắn với vùng đất này, bởi vào lúc tàu của họ bắt đầu nhổ neo rời đi đến Trung Hoa thì tời trên tàu Indoustan bị đứt. Chiếc neo đang kéo lên nửa chừng rơi xuống với tốc lực cực lớn, chiếc tời quay cực mạnh cuốn phăng các thanh chắn được đẽo vuông chừng 6 tấc và dài 16 piê (mỗi piê chừng 30cm) khỏi lỗ đóng, văng tứ tung khiến nhiều người bị thương nằm ngổn ngang trên cầu tàu. Vụ tai nạn khiến viên thuyền trưởng hoảng sợ, vội vã ra lệnh rời đảo, bỏ chiếc neo nằm lại biển sâu.
Cửa ngõ eo biển Malacca
Lịch sử “bị chiếm đóng” của các đảo Côn Lôn ít được biết đến. Sau vụ thảm sát do lính Macassar gây ra năm 1705, người Pháp mới tính đến việc chiếm các đảo Côn Lôn. Theo Tạp chí Địa Lý xuất bản năm 1889-1890, Alexis Faure kể lại: Năm 1721, một nhân viên Hãng Pháp Ấn có tên là Renault được giao tiến hành điều tra dân số, khí hậu cũng như hoạt động sản xuất trên các đảo. Trong báo cáo gửi về, Renault nói về sự tồn tại của các sinh vật lạ, sóc và thằn lằn bay. Vào thời đó, Côn Lôn lớn được đặt tên là đảo Orléans để tôn vinh Công tước vùng Orléans của Pháp, tuy nhiên không có bất kỳ công trình nào được dựng lên ở đây.
Năm 1752, Dupleix thu thập thông tin từ các nhà truyền giáo và tiếp quản kế hoạch chiếm đóng Côn Lôn. Bất hạnh thay, ông này bị triệu hồi về Pháp và cuộc chiến Anh – Pháp kéo dài 7 năm đã khiến kế hoạch chiếm đóng Côn Lôn không được quan tâm.
Theo ký giả Charles Maybon, còn có một kế hoạch khác do thương gia Protais-Leroux, người từng có 8-9 năm kinh nghiệm làm việc ở Ấn Độ gửi cho De Machault - Chánh Thanh tra Bộ Tài chính Pháp - ngày 15.5.1755. Trong thư, Leroux trình bày các ưu điểm nếu cho xây dựng một thương điếm ở Côn Lôn, “quần đảo nằm ở cửa ngõ eo biển Malacca” có giá trị chiến lược lớn: “Hòn đảo là nơi trú ẩn cho các tàu Âu đến Trung Hoa; chúng ta có thể trú đông, sửa chữa và đóng vá mọi loại tàu trong cảng phía bắc bằng gỗ xây dựng trong vùng nếu cần. Cảng phía nam sẽ đem lại lợi ích rất lớn”.
Dulichgo
Leroux đề nghị cho xây thương điếm càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, tình hình tài chính của Hãng Pháp Ấn không cho phép nghĩ đến kế hoạch to tát ấy. Sau năm 1757, hãng tàu thủy Pháp ngậm ngùi nhìn hãng tàu thủy Anh qua mặt thống trị các biển toàn khu vực Nam Á, trở thành một sức mạnh xâm lược lẫn quân sự.
Kho báu
Trong lịch sử Phái bộ Nam Kỳ, Cha Launay viết lại nhật ký của Cha Levasseur bàn về xây dựng một thương điếm năm 1768 ở Côn Lôn. Có thể nói, tất cả các dự án từ năm 1705 của người Pháp mới chỉ dừng lại ở ý tưởng. Năm 1773, cuộc nổi dậy của Tây Sơn nổ ra, giám mục Bá Đa Lộc cùng Nguyễn Ánh chạy trốn trên các đảo dọc bờ biển Nam Kỳ.
Phần lớn dân làng An Hải trên đảo Côn Lôn là hậu duệ của nhà Gia Long, họ còn cất giữ rất nhiều sách cổ viết bằng chữ Hán. Người ta cũng nói về những bộ áo giáp và những khẩu súng mút-kê cũ (sản xuất ở thế kỷ XVI-XVII) được tìm thấy trong một hang động dưới thời chúa đảo Lambert. Khắp nơi trên quần đảo, người ta rỉ tai nhau về những kho báu chôn giấu chưa được tìm thấy.
Ngày 25.11.1896, trong khu vực nhà tù số 1, tù khổ sai Dang Van Tam khi đào hào đã phát hiện 2 chum chứa đầy đồng tiền bạc và vòng vàng. Đó có thể là của cải dự trữ được cất giấu của Nguyễn Ánh. Vào ngày chạy trốn khỏi trùng vây thuyền chiến của quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã bỏ lại tất cả số vàng bạc đó, tháo thân sang Xiêm.
Thống đốc Nam Kỳ Ducos đã ra lệnh bán rồi chia số tiền thu được thành hai phần bằng nhau: Một nửa nộp cho chính phủ thuộc địa, một nửa trao cho tù khổ sai Dang Van Tam. Ngày 14.1.1897, Thống đốc viết: “Khi một kho báu tình cờ được phát hiện, chiểu theo Điều 716 Luật Dân sự, người phát hiện có quyền hưởng một nửa kho báu, phần còn lại thuộc về người sở hữu đất”.
Người nổi dậy bị treo cổ và nguồn gốc ra đời nhà tù khổ sai
Hiệp ước Versailles ngày 28.11.1787 giữa Vua Louis XV và Vua Gia Long do Giám mục tòa Adran Bá Đa Lộc soạn thảo, theo đó Vua Gia Long đồng ý nhượng lại cho Pháp quyền sở hữu các đảo Côn Lôn. Dù có hiệp ước trên nhưng thực tế, không có bất kỳ đơn vị lính đồn trú Pháp nào được triển khai trên quần đảo. Trong chuyến ghé thăm của Huân tước Macartney ngày 17 và 18.5.1793, ông ta không hề gặp một lính Pháp nào ở đây.
Pháp thực sự sử dụng quyền sở hữu quần đảo này vào ngày 28.11.1861, khi ra lệnh tàu hộ tống Norzagaray cập đảo theo lệnh của Đô đốc Bonard - Thống đốc Nam Kỳ đầu tiên, người tuyên bố “muốn hoàn thành sớm nhất có thể những mục tiêu của Hoàng đế Napoléon Đệ Tam”. Theo tài liệu ở Nam Kỳ, tôi (tác giả J.C Demariaux) đã tìm thấy và được đọc biên bản chiếm đảo.
Dulichgo
Đó là một tờ giấy vàng bị rách ở giữa vì mối đục: “Hôm nay, thứ năm là ngày 28.11.1861, vào lúc 10h sáng. Tôi tên là Lespès Sébastien - Nicolas Joachim, đại úy hải quân, chỉ huy tàu Hải quân Hoàng gia Norzagaray, hành động theo mệnh lệnh của chính phủ, tuyên bố chiếm giữ nhóm các đảo Poulo - Condore (Côn Lôn), nhân danh Hoàng đế Napoléon Đệ Tam - Hoàng đế của người dân Pháp.
Theo đúng lệnh, tàu Pháp đổ bộ lên đảo Côn Lôn lớn kể từ ngày này. Biên bản chiếm giữ được lập trước sự chứng kiến của các sĩ quan tàu Norzagaray. Biên bản lập trên đất liền, vịnh Tây Nam đảo Côn Lôn vào ngày, tháng, năm trên đây…”. Biên bản được trưng bày tại Hiệp hội Nghiên cứu Đông Dương, sau Nhà triển lãm Sài Gòn.
Khi Pháp đặt chân lên các hòn đảo Côn Lôn, 129 tù binh của triều đình Huế đang bị giam trong một đồn lũy. Ban ngày, số tù binh này được tự do trồng cấy chăn nuôi, nhưng khi đêm đến, tất cả bị cùm xích lại. Phần lớn tù binh đem theo vợ con, sống trong những túp lều lụp xụp quanh đồn, được che chắn bằng phên giậu.
Lính đồn trú ở đây gồm 80 người, dưới sự chỉ huy của Quan Chánh - viên quan của triều đình trực thuộc tỉnh Bình Long (nay là tỉnh Hà Tiên). Binh lính đóng quân 1 năm trên các đảo sau đó được thuyên chuyển vào đất liền. Họ không có súng mà chỉ được trang bị giáo mác.
Ngày 15.12.1861, đại úy Durand, chỉ huy tàu Monge thay thế tàu Norzagaray đã tiếp ông Chánh - người bản xứ đứng đầu các đảo. Tình hữu hảo được thể hiện qua những thùng quýt, cam, mít, xoài, bưởi, ngô, khoai lang, thuốc lá, trầu được ông Chánh sai người mang đến biếu các quan lính Pháp. Nhưng quan hệ này không duy trì được lâu, các lính bản xứ xuất thân từ đảo (lính bàu) cùng với các tù nhân nổi dậy chống lại người Pháp.
Dulichgo
Họ bầu một người tên là Nguyệt làm trưởng nhóm, bí mật đóng một con tàu lớn, vạch kế hoạch tiêu diệt hết các thủy thủ Pháp rồi trốn vào đất liền. Một tù khổ sai do quá sợ đã bán tin cho người Pháp, vụ nổi dậy bị dập tắt và Nguyệt bị treo cổ.
Khi làm các công việc thủy lực Hải quân, đại úy hải quân Manen trên tàu Norzagazay nhận thấy các bản đồ của Anh ở thời đó đã mắc lỗi địa lý khá nghiêm trọng. Các đảo Côn Lôn được vẽ dịch hơn 4 dặm về phía đông và hơn 1 dặm về phía bắc so với thực tế. Lỗi này là nguyên nhân làm chệch hướng của các con tàu khi đi ra biển Đông, do không đủ gió nên thường mắc cạn trên các bãi biển Cao Miên và những bản đồ của Anh trở thành công cụ dẫn đường tồi, khiến các thuyền trưởng thiếu kinh nghiệm bị lạc hướng.
Người ta nói rằng nước Anh lên tiếng phản đối việc gửi tàu Norzagaray đến các đảo Côn Lôn vì cho rằng về lý thuyết, người Pháp không có bất cứ quyền gì đối với các đảo trên, Hiệp ước Versailles ký với Vua Gia Long đã lỗi thời và Chính phủ Pháp đã thay đổi sau cuộc Cách mạng Pháp.
Ý kiến trên nhanh chóng bị bác bỏ bởi năm sau, Hiệp ước Sài Gòn ngày 3.6.1862 giữa một bên là Hoàng đế Pháp và Hoàng hậu Tây Ban Nha, một bên là Vua Tự Đức, trong đó Vua Tự Đức đồng ý nhường quần đảo và ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định và Định Tường (Mỹ Tho) cho Pháp. Từ năm 1862, đô đốc Bonard đã cho xây dựng ở đây một nhà tù khổ sai để giam giữ những người bị kết án từ 1-10 năm tù và đó là nguồn gốc ra đời nhà tù khổ sai sau này.
Tù nhân nữ và sòng bạc
Giám đốc đầu tiên của nhà tù khổ sai là đại úy hải quân F.Roussel - người đã đề nghị Đô đốc Bonard gửi các nữ tù nhân tới Côn Lôn. Ngày 18.3.1862, Roussel viết: “Sự ra đi của vợ các quân tù và tù nhân Cao Miên khiến Côn Lôn không có bóng dáng người phụ nữ. Tôi tin rằng việc đưa những nữ phạm nhân đến đây sẽ là một tài sản đối với vùng đất này, khiến người dân gắn bó với đất đai hơn…”.
Dulichgo
Đô đốc Bonard không nhượng bộ trước mong muốn của cấp dưới mà phải đợi đến thời người kế nhiệm ông ta - Đô đốc Lafont - việc này mới được thực hiện. Nhưng điều này lại khiến viên sĩ quan quản lý đảo không hài lòng. Ngày 29.10.1879, viên sĩ quan này đã gửi bức thư hài hước không ghi rõ ngày tháng tới Đô đốc Lafont: “Hai con gà trống chung sống hòa bình. Một con gà mái đến và chiến tranh nổ ra. Điều đó muốn nói lên rằng, khi số gà trống nhiều hơn số gà mái thì bình yên không còn tồn tại trong cái chuồng gà nữa. Để tránh lộn xộn, tôi buộc phải cách ly hoàn toàn tù nhân nam với tù nhân nữ. Tôi cho rằng các tù nhân nữ không quá xinh và trẻ nhưng Côn Lôn rất hiếm phụ nữ. Các cảnh sát và cai ngục người Âu đã chịu đựng quá nhiều thiệt thòi nên không thể lường trước hậu quả có thể xảy ra...”.
Dịch tả đã khiến cho nghĩa trang của Pháp ở Côn Lôn trở nên chật chội. Dịch bùng phát hồi tháng 4-5.1864 khiến một đội lính đồn trú của Pháp tử vong. Bầu không khí lo sợ bao trùm lên khắp nhà tù khi các lính hải quân và pháo binh chết như ngả rạ, bất chấp nỗ lực chăm sóc của bác sĩ phẫu thuật quân y Viaud.
Sau khi người Pháp chiếm đóng các đảo, quần đảo Côn Lôn được chuyển giao, trực thuộc quản lý của Phủ Thống đốc Nam Kỳ, dưới quyền của một quan cai trị hoặc một sĩ quan, với chức danh “Giám đốc nhà tù và các đảo” (Directeur du pénitencier et des les). Nhà tù giam giữ khoảng 1.500 - 2.000 tù nhân, hàng trăm người trong số đó sống ở nông thôn, trong các trang trại, được giao chăn nuôi và trồng trọt.
Số khác được sai đi đánh cá hoặc tới làm việc ở các lò vôi với nhiên liệu lấy từ dải san hô. Dải san hô ở Côn Lôn không bao giờ cạn kiệt. Năm 1863, trung úy hải quân Bigot hứa với Đô đốc De la Grandière sẽ cho hoạt động 6 lò vôi để cung cấp vật liệu cho Nam Kỳ nhờ nguồn dự trữ san hô dồi dào.
Các khu rừng rậm phủ kín những ngọn núi của đảo Côn Lôn, đỉnh núi cao nhất ở đây cao tới 596m so với mực nước biển. Người Pháp cho xây đường cáp vận chuyển gỗ xây dựng từ trên núi xuống. Các sĩ quan hải quân chiếm đóng đảo dưới thời các đô đốc đã thống kê có 36 loài khác nhau ở đây, tất cả các loại cây gỗ nhiệt đới đều có nhưng hiện tại một số đã biến mất do khai thác và không tái trồng rừng.
Dulichgo
Ở đảo Côn Lôn lớn, người ta chỉ còn thấy gỗ sao. Với các loại gỗ khác, người ta phải đến tìm ở đảo Bai Kinh, nơi ngọn hải đăng xây trên đỉnh núi cao 212m so với mực nước biển, chiếu sáng cho tuyến hàng hải Singapore.
Có một thời người ta đã tính đến chuyện phá bỏ nhà tù khổ sai Côn Lôn. Ngày 28.9.1899, Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ ra quyết định phá bỏ nhà tù khổ sai Côn Lôn khi xảy ra dịch bệnh tê phù. Người ta dự kiến chuyển số tù nhân giam giữ tại đây tới 20-30 nhà lao trong đất liền và biến nơi đây thành các công trường lao động. Nhưng đến phút chót, một báo cáo viên có tên là Monceaux đã đưa ra kết luận.
“Tôi tán đồng quan điểm với các quan cai trị cho rằng những kẻ bị kết án phạm tội cần phải chuyển đến các nhà giam ở bên ngoài. Trong những xã hội có tổ chức, người ta luôn tiến hành mọi biện pháp cần thiết để loại tội phạm ra khỏi các trung tâm dân cư” - ông ta viết.
Người ta cũng đưa ra ý tưởng xây một sòng bạc ở đảo Côn Lôn lớn để cạnh tranh với Ma Cao, biến hòn đảo thành điểm hẹn của những người giàu có nhàn rỗi quanh vùng Viễn Đông. Năm 1936, kế hoạch bãi bỏ nhà tù khổ sai Côn Lôn được Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Marius Moutet và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Marc Rucart tái khởi động nhưng không thành công. Từ đó đến thời điểm mà tác giả công bố bài viết này, không có bất kỳ ý tưởng mới nào được sinh ra.
Theo Hồng Nhung - Hoàng Hằng (Lao Động)
Du lịch, GO!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)